Hiện trạng, tiềm năng và thách thức của nghề nuôi tôm ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết Hiện trạng, tiềm năng và thách thức của nghề nuôi tôm ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện nhằm cung cấp các thông tin tổng quan liên quan đến nghề nuôi tôm ở Cần Giờ trong giai đoạn 2015 – 2020 để có các dữ liệu khoa học cần thiết phục vụ cho việc quản lý, hoạch định chính sách và nhằm định hướng cho hoạt động nuôi tôm một cách bền vững hơn trong tương lai. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN TRẠNG TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA NGHỀ NUÔI TÔM Ở HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Tú1 Trần Văn Tiến1 Võ Văn Phẳng2 TÓM TẮT Nghề nuôi tôm ở huyện Cần Giờ khởi phát từ những năm 1980 và luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thủy sản của TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 12 2019 đến tháng 12 2020 nhằm đánh giá hiện trạng nuôi tôm tiềm năng và thách thức của hoạt động nuôi tôm ở huyện Cần Giờ thông qua thu thập dữ liệu thứ cấp sơ cấp dựa trên phỏng vấn các nhà quản lý và các hộ dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghề nuôi tôm ở huyện Cần Giờ có xu hướng chuyển dịch từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng từ nuôi tôm sú thâm canh bán thâm canh quảng canh cải tiến sang nuôi sinh thái từ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh sang siêu thâm canh và bán thâm canh. Năng suất trung bình nuôi tôm thẻ chân trắng theo các hình thức nuôi từ 4 56 19 29 tấn ha và tôm sú dao động từ 0 25 2 72 tấn ha. Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng là 0 36 0 75 lần và tôm sú là 0 68 2 19 lần. Nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Cần Giờ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển bao gồm các điều kiện tự nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm các chính sách quản lý ưu tiên phát triển thủy sản của TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nghề nuôi tôm tại Cần Giờ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng nuôi môi trường nuôi biến động giá nguyên liệu đầu vào cho quá trình nuôi dịch bệnh và cả vấn đề cơ cấu sử dụng đất. Để nghề nuôi tôm ở Cần Giờ duy trì và phát triển cần có các nghiên cứu sâu hơn đề xuất các giải pháp quản lý dịch bệnh trên tôm quản lý diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra việc tìm kiếm và tối ưu hóa quy trình nuôi tôm nhằm đảm bảo tính bền vững của mô hình và mang tới lợi nhuận ổn định cho người nuôi tôm cần được tiếp tục thúc đẩy. Từ khóa Cần Giờ tôm sú tôm thẻ chân trắng nuôi tôm vùng ven biển. 1. MỞ ĐẦU5 Sự thành công trong giai đoạn đầu của nghề nuôi tôm sú ở Cần Giờ đã thúc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.