Nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ đối với Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay - Tiếp cận từ thuyết hiện thực mới: Phần 2

Phần “Đại sự ký” của cuốn sách "Chính sách đối ngoại Mỹ - Tiếp cận từ thuyết hiện thực mới và trường hợp Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay" đã tổng kết, ghi lại những mốc quan trọng trên chặng đường 25 năm bình thường hóa và phát triển quan hệ (1995-2020), cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bạn đọc quan tâm tới quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 2 cuốn sách. | 156 Chương III CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM KỂ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA ĐẾN NAY Kế thừa kết quả nghiên cứu của các chương trước chương này sẽ vận dụng những giả định cơ bản của thuyết Hiện thực mới về hành vi của quốc gia trong hệ thống quốc tế vô chính phủ để phân tích chính sách của Mỹ đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995 đặt trong tổng thể chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Trên cơ sở đó và từ góc nhìn lợi ích của Việt Nam tác giả mạnh dạn nêu một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ thời gian tới. I. LỢI ÍCH CỦA MỸ Giả định ở đây là Mỹ đặt quan hệ với Việt Nam và các nhân tố có liên quan trên cơ sở ưu tiên lợi ích quốc gia Mỹ Giả định 1 . Để phục vụ mục đích phân tích lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam được chia thành hai nhóm chính các lợi ích đơn phương của Mỹ và các lợi ích song trùng với Việt Nam. Dĩ nhiên giữa hai nhóm lợi ích này cũng có những mối liên hệ chuyển hóa lẫn nhau ví dụ mỗi Chương III CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM. 157 bên đều có những mục tiêu riêng đối với cộng đồng người Việt tại Mỹ nhưng đồng thời cũng có những mục tiêu chung. Do đó sự phân chia này chỉ có tính tương đối. 1. Lợi ích đơn phương Quá trình dẫn đến bình thường hóa và sau đó cho thấy Mỹ có ít nhất ba lợi ích quan trọng trong quan hệ với Việt Nam và các lợi ích này về cơ bản cũng nằm trong những lợi ích lớn của Mỹ như đã phân tích ở Chương II. Thứ nhất để duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu bảo đảm trật tự khu vực có lợi Mỹ cần thêm những đối tác thân thiện và có năng lực tại khu vực. Bởi vậy xét vị trí địa - chiến lược vai trò của một nước Việt Nam đổi mới và mở cửa Mỹ có lợi ích khi thúc đẩy gắn kết với Việt Nam xem Việt Nam như một đối tác mới trong tổng thể chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến chuyển nhanh chóng. Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong đó có tiểu khu vực Đông Nam Á chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.