Vấn đề con người trong nhân học triết học hiện đại (qua sự kiến giải của Max Scheler)

Với tính cách là một trào lưu triết học độc lập, nhân học triết học xuất hiện ở Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX, sau đó mở rộng ảnh hưởng sang Áo và Thuỵ Sĩ. Người sáng lập nhân học triết học là Max Scheler. Theo Scheler, nhiệm vụ trọng tâm của chương trình nhân học triết học mà ông dành tâm huyết cả đời xây dựng đó là khảo xét về vấn đề con người trong tính chỉnh thể, toàn vẹn của nó. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 21 Số 3 2022 VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG NHÂN HỌC TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI QUA SỰ KIẾN GIẢI CỦA MAX SCHELER Nguyễn Việt Phương Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email phuongdhkh@ Ngày nhận bài 12 4 2022 ngày hoàn thành phản biện 26 5 2022 ngày duyệt đăng 4 8 2022 TÓM TẮT Với tính cách là một trào lưu triết học độc lập nhân học triết học xuất hiện ở Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX sau đó mở rộng ảnh hưởng sang Áo và Thuỵ Sĩ. Người sáng lập nhân học triết học là Max Scheler. Theo Scheler nhiệm vụ trọng tâm của chương trình nhân học triết học mà ông dành tâm huyết cả đời xây dựng đó là khảo xét về vấn đề con người trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó. Qua những điểm then chốt trong nhân học triết học của Scheler chúng ta có thể hình dung rõ hơn về cách thức đặc trưng mà nhân học triết học hiện đại đã tiếp cận và giải quyết vấn đề con người. Từ khóa Nhân học triết học Max Scheler triết học hiện đại con người. 1. MAX SCHELER VÀ NHÂN HỌC TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI Bối cảnh châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đánh dấu một bước ngoặt trọng đại của lịch sử nhân loại. Những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế chính trị - xã hội những tâm tính mới xuất hiện trong văn hóa và triết học tất cả đã tạo ra những cơ hội cho những phản tư mới xuất hiện về các vấn đề triết học truyền thống. Max Scheler có lý khi đưa ra nhận định rằng chưa bao giờ trong lịch sử con người lại phải đối mặt với nhiều vấn đề của chính mình như hiện nay 12 . Có thể xem hiện trạng đó chính là nguồn sống là mảnh đất hiện thực để những hạt giống triết học về con người nói chung nhân học triết học nói riêng sinh sôi nảy nở. Đặt trong viễn tượng triết học phương Tây hiện đại giới nghiên cứu thường hiểu nhân học triết học ở hai nghĩa Nghĩa thứ nhất hay nghĩa rộng theo như cách gọi của một số công trình nghiên cứu xem 1 3 11 nhân học triết học là thuật ngữ tổng quát dùng để chỉ khuynh hướng triết học nhân sinh hình thành và phát triển ở Tây

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
3    92    4    16-05-2024
54    411    8    16-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.