Vì sao các công ty ghi lùi ngày phát hành quyền chọn mua cổ phiếu

Thời gian gần đây thông tin về các vụ điều tra do Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (SEC) tiến hành đối với các công ty bị nghi ngờ dính líu đến hành vi ghi lùi ngày phát hành quyền mua cổ phiếu, trong đó có một loạt đại gia trong ngành công nghệ như Apple, Microsoft đang rất nóng. Một câu hỏi đặt ra là vì sao các công ty lại thực hiện việc ghi lùi ngày phát hành quyền chọn mua cổ phiếu? Bài viết này nhằm cung cấp thêm một số thông tin mang tính chất kỹ thuật | Từ năm 2006 trở về trước, việc hạch toán kế toán và báo cáo tài chính đối với thù lao trả dưới dạng quyền chọn mua cổ phần của các doanh nghiệp Mỹ được thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn của Uỷ ban soạn thảo chuẩn mực kế toán số 25 - APB Opinion 25 (ban hành năm 1972) và Chuẩn mực kế toán số 123 - SFAS 123 (ban hành năm 1995). Theo các quy định này, khi một công ty trả thù lao cho nhân viên của mình bằng quyền chọn mua cổ phần thì công ty đó sẽ phải ghi nhận một khoản chi phí lương tương đương với phần chênh lệch giữa giá trị của số cổ phiếu được mua tính theo giá thực hiện và giá trị số cổ phiếu đó tính theo giá thị trường tại ngày phát hành quyền chọn. Quay trở lại ví dụ về FPT nói trên, nếu giá cổ phiếu FPT tại ngày 31/10/2007 (ngày phát hành quyền chọn) là đồng/cổ phiếu thì FPT sẽ phải ghi nhận một khoản chi phí lương là 500 triệu đồng ( x [ – ]). Nếu giá thị trường của cổ phiếu FPT tại ngày 31/10/2007 thấp hơn hoặc bằng đồng thì FPT sẽ không phải ghi nhận khoản chi phí nào cả. Quy định này chính là một nguyên nhân khuyến khích các công ty thực hiện việc ghi lùi ngày phát hành quyền chọn mua cổ phần. Thử tưởng tượng nếu FPT muốn phát hành quyền chọn mua cổ phần cho giám đốc điều hành của mình với mức giá đồng mà lại không muốn ghi nhận khoản chi phí lương 500 triệu, họ sẽ làm như thế nào? Rất đơn giản, họ chỉ việc dò ngược thời gian trong năm 2007, tìm một ngày nào đó giá cổ phiếu FPT thấp hơn hoặc bằng đồng rồi đề lùi ngày trong quyết định thưởng cho giám đốc trùng với ngày đó (ví dụ ngày 23/6/2007). Kết quả là sẽ không có khoản chi phí 500 triệu trên báo cáo tài chính của FPT, theo đó lợi nhuận năm 2007 cũng tăng thêm một số tương ứng. Đây chính là hành động ghi lùi ngày phát hành quyền chọn mua cổ phiếu (option backdating) đang được bàn tán xôn xao gần đây.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    109    4    16-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.