Mô Hình Giám Sát Ngân Hàng Nào Là Phù Hợp với Bối Cảnh Đặc Thù của Việt Nam trong Kỷ Nguyên Mới?

Giám sát ngân hàng (GSNH) nói chung thường là trách nhiệm của NHTW, nhưng ở một số nước lại do Bộ Tài chính hoặc một tổ chức độc lập tiến hành. Một hình thức lưỡng tính, bằng cách trao cho cơ quan thực hiện GSNH một vị thế đặc biệt - bán độc lập, trong khi vẫn duy trì chức năng này trong NHTW, cũng đã được một số nơi trên thế giới lựa chọn. | Ngoài những căn cứ chủ yếu để đi đến quyết định lựa chọn một mô hình nào đó như đã đề cập, có một lý do tinh tế khác dẫn đến việc lựa chọn mô hình độc lập là sự chấp nhận đánh đổi (trade-off) để giành được một mức độ độc lập cao cho NHTW trong việc hoạch định và thực thi CSTT QG. Giả thiết một NHTW nào đó vẫn tiếp tục được giao phó thực thi chức năng quản lý và thanh tra giám sát ngân hàng. Như vậy, việc NHTW này phải đồng thời quản trị và điều hành cả mảng CSTT lẫn mảng GSNH, bên cạnh một số mặt thuận lợi nhất định, sẽ chứa đựng một khả năng xung đột tiềm tàng về lợi ích. Bằng chứng thực nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng: khó có thể mưu cầu một mức độ độc lập cao trong việc hoạch định và điều hành CSTT một khi NHTW đó đồng thời thực hiện cả mảng GSNH. Ta biết rằng tổ chức thực thi chức năng quản lý và thanh tra giám sát ngân hàng là một cấu phần quan trọng, không thể thiếu trong mạng lưới đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia của bất kỳ chính phủ nào (government safety net/ prudential machinery). Điều đó hàm ý rằng, không một chính phủ nào từ bỏ ý đồ thâu tóm, chi phối tới hoạt động GSNH cho dù tổ chức đảm nhiệm chức năng này “náu mình” trong “pháo đài” NHTW.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.