Điều trị và phục hồi chấn thương đầu gối

Đầu gối là khớp dễ thương tổn nhất vì phải mang trọng lượng cơ thể trong khi làm việc cũng như khi sinh hoạt, đi lại. Trong các khớp mang trọng lượng cơ thể thì khớp gối là mỏng manh và dễ bị tổn thương nhất. Với cấu trúc cho phép gập và duỗi, nhưng cử động sang bên hay quay rất hạn chế, nên đầu gối dễ bị tổn thương bởi những chấn thương từ hai bên hay do vặn xoay hoặc tác động từ phía trước. Việc chăm sóc tốt ngay ban đầu các tổn thương đầu. | Điều trị và phục hồi chấn thương đầu gối Đầu gối là khớp dễ thương tổn nhất vì phải mang trọng lượng cơ thể trong khi làm việc cũng như khi sinh hoạt đi lại. Trong các khớp mang trọng lượng cơ thể thì khớp gối là mỏng manh và dễ bị tổn thương nhất. Với cấu trúc cho phép gập và duỗi nhưng cử động sang bên hay quay rất hạn chế nên đầu gối dễ bị tổn thương bởi những chấn thương từ hai bên hay do vặn xoay hoặc tác động từ phía trước. Việc chăm sóc tốt ngay ban đầu các tổn thương đầu gối và hướng dẫn về phục hồi chức năng là rất cần thiết. Biểu hiện tổn thương đầu gối Tùy theo chấn thương nhẹ hay nặng bệnh nhân thấy các mức độ triệu chứng là Đau vừa và nhức nhối hơi sưng đầu gối có thể cử động được khớp gối Đau và nhức nhối dữ dội hơn sưng vừa khó bước đi không ổn định khớp cử động trung bình thấy đau phải dừng lại Đau dữ dội sưng to chỗ sưng của khớp gối có thể do tích tụ chất hoạt dịch trong bao hoạt dịch hay chất dịch ở trong khớp biến dạng khớp gối hoàn toàn không cử động được khớp gối. Khi đứng các đầu gối bình thường duỗi thẳng nếu gấp thường xuyên có thể do co cứng đầu gối hông hoặc thậm chí cả bàn chân. Bệnh nhân đang đi bộ khi có tổn thương cấp tính chiều dài của sải chân ngắn lại thời gian mang trọng lượng giảm dáng đi khập khiễng. Nếu tổn thương mạn tính thấy những biểu hiện của teo cơ đặc biệt của nhóm cơ tứ đầu đùi. Sơ cứu khi bị chấn thương đầu gối Ngay sau khi bị chấn thương cần làm giảm sưng và đau cho bệnh nhân bằng các phương pháp băng ép và chườm đá sớm có thể làm giảm sưng. Nếu quấn băng đàn hồi tốt nhất là sử dụng loại băng có bề rộng 15cm băng ép chặt nên dặn bệnh nhân theo dõi xem nếu có sưng ở phần dưới cẳng chân thì phải nới băng băng lại với áp lực giảm đi . Chườm đá lạnh có thể làm giảm sưng trong 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương nên chườm nhẹ trên vùng bị thương trong 15 phút cách 4 giờ một lần. Sau 48 giờ nên chườm nóng trong 30 phút 3-4 lần một ngày có thể dùng một miếng đệm nóng chai nước nóng đèn nóng để chườm. Dùng thuốc giảm đau cho .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.