THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT LỚP 3_BÀI 15

Bài 15: Mở rộng vốn từ: Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: Mở rộng vốn từ về các dân tộc: biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta; điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. Tiếp tục học về phép so sánh: đặt được câu có hình ảnh so sánh. | PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG PÁCH Trường Tiểu học Tân Tiến THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3. PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU. BÀI 15: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC. LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Huynh. Đơn vị: Trường Tiểu học Tân Tiến. NỘI DUNG BÀI GIẢNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: * Kiến thức: - Mở rộng vốn từ về các dân tộc: biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta; điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. Tiếp tục học về phép so sánh: đặt được câu có hình ảnh so sánh. * Kỹ năng: - Biết cách làm đúng các bài tập trong vở bài tập về: rèn kĩ năng nhận biết tên, trang phục và một số hoạt động của một số dân tộc. - Giúp học sinh có kĩ năng đặt câu có hình ảnh so sánh. * Thái độ: Giáo dục học sinh tình đoàn kết giữa các dân tộc, lòng kính yêu biết ơn cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: * Giáo viên: - Hình ảnh minh họa bài tập 1, 2, 3. - Phiếu học tập dùng cho bài tập 3 và bài tập 4, đèn chiếu. * Học sinh: Xem trước bài học, vở bài tập. III. NỘI DUNG: BÌA. B. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1/ Bài cũ: -Yêu cầu học sinh làm bài tập 2 và bài tập 3 tiết 14 (gọi học sinh trả lời miệng). - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2/Bài mới: Hướng dẫn từng bài tập: * Bài tập 1: - Học sinh nêu yêu cầu. - Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài viên chú ý hướng dẫn nhiệm vụ của các em là kể tên các dân tộc thiểu số. -Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp, viết tên các dân tộc ra nháp (5 phút). - Một số em đọc kết quả trước lớp. - Giáo viên chốt, giới thiệu tên một số dân tộc thiểu số ở ba miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam. - Giáo viên giới thiệu nơi cư trú của một số dân tộc qua bản đồ Việt Nam. (học sinh quan sát qua màn hình). - Giáo viên giới thiệu tên và trang phục một số dân tộc thiểu số (học sinh quan sát qua màn hình). - Học sinh nghe hát bài hát Bốn phương trời. - Giáo dục học sinh tình đoàn kết giữa các dân tộc, với các bạn học sinh dân tộc trong lớp. *Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu, đọc nội dung bài tập. - Giáo viên xác định lại yêu cầu. Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu học tập (3 phút). - Học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả. - Một học sinh làm bài bằng cách kéo thả chữ ở màn hình. - Giáo viên chốt lời giải đúng. Học sinh đọc lại các câu sau khi đã điền hoàn chỉnh. - Giáo viên nói thêm về nhà sàn, ruộng bậc thang, cảnh múa hát của dân tộc Ê-đê qua hình ảnh. * Bài tập 3: - Học sinh đọc yêu cầu. - Cho học sinh quan sát các hình, nói tên các sự vật được so sánh với nhau qua từng hình (học sinh trả lời miệng). - Cho học sinh quan sát từng hình, đặt câu (học sinh trả lời miệng). - Qua mỗi hình giáo viên chốt chọn câu đúng cho học sinh rõ. Học sinh đọc câu đó (lần lượt qua 4 hình). - Giáo dục học tình yêu quê hương đất nước (qua hình 4). * Bài tập 4: - Học sinh đọc yêu cầu, nội dung. - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào phiếu học tập (3 phút). - Học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả. - Một học sinh làm bài bằng cách kéo thả chữ ở màn hình. - Giáo viên chốt lời giải đúng. Học sinh đọc lại các câu sau khi đã điền hoàn chỉnh. - Giáo dục học sinh lòng kính trọng biết ơn cha mẹ. 3/ Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu học sinh nhắc lại tên một số dân tộc thiểu số, liên hệ ở địa phương có dân tộc Ê- đê , Tày, Mường, Hoa sinh sống. - Yêu cầu học sinh về xem lại bài tập 3 và 4 để ghi nhớ các hình ảnh so sánh đẹp. 4 / Nhận xét giờ học: C. TRANG KẾT: Học sinh nghe hát .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
110    384    3    21-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.