Chương 8: ý thức xã hội

Sau khi học xong chương này anh/chị sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quan hệ biện chứng giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội; các hình thái ý thức xã hội, từ đó vận dụng vào việc nhận thức những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đời sống tinh thần của xã hội nước ta hiện nay. | Ý thức xã hội một mặt phản ánh tồn tại xã hội, trong sự phát triển của nó với tính cách là một chỉnh thể, nó không nảy sinh đơn thuần chỉ từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội ấy mà luôn có sự kế thừa trong dòng chảy phát triển của mình. Vì vậy, chúng ta không thể giải thích một tư tưởng, quan niệm nào đó, đơn thuần từ tồn tại xã hội mà không chú ý đến sự phát triển của tư tưởng, quan niệm đó trước đấy trong lịch sử, hay sự kế thừa những di sản, giá trị của các thời đại trước, của các dân tộc khác trên thế giới. Trong lịch sử nhân loại, có những quốc gia kinh tế không phát triển so với các nước láng giềng nhưng tư tưởng triết học lại phát triển rực rỡ hơn các nước có kinh tế phát triển. Ví dụ, nước Pháp thế kỷ XVIII, kinh tế không phát triển bằng nước Anh, nhưng triết học phát triển hơn nước Anh. Nước Đức nửa đầu thế kỷ XIX kinh tế không phát triển bằng nước Anh, Pháp nhưng triết học Đức phát triển hơn triết học Anh, Pháp. Tính chất, nội dung kế thừa phụ thuộc vào địa vị và lợi ích giai cấp. Các giai cấp khác nhau thì kế thừa những yếu tố khác nhau của ý thức xã hội.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    447    1    30-06-2024
6    107    2    30-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.