CÁC VUA NHÀ LÝ 1 LÝ THÁI TỔ (1010 - 1028) - 1

CÁC VUA NHÀ LÝ 1 LÝ THÁI TỔ (1010 - 1028) 1. THÁI TỔ KHỞI NGHIỆP. Lý Công Uẩn người ở làng Cổ Pháp, nay thuộc về huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (ở làng Đình Bảng có lăng và đền thờ nhà Lý). Tục truyền rằng Công Uẩn không có cha, mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiêu Sơn (làng Tiêu Sơn, phủ Từ Sơn), nằm mộng thấy đi lại với thần nhân rồi về có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi đem cho người sư ở chùa Cổ Pháp tên là Lý. | CÁC VUA NHÀ LÝ 1 LÝ THÁI TỔ 1010 - 1028 1. THÁI TỔ KHỞI NGHIỆP. Lý Công Uẩn người ở làng Cổ Pháp nay thuộc về huyện Đông Ngạn phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh ở làng Đình Bảng có lăng và đền thờ nhà Lý . Tục truyền rằng Công Uẩn không có cha mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiêu Sơn làng Tiêu Sơn phủ Từ Sơn nằm mộng thấy đi lại với thần nhân rồi về có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi đem cho người sư ở chùa Cổ Pháp tên là Lý Khánh Văn làm con nuôi mới đặt tên là Lý Công Uẩn. Công Uẩn lớn lên vào Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Khi Lê Long Đĩnh mất thì Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm ở trong triều có bọn Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh mưu tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Lý Công Uẩn bèn lên ngôi hoàng đế tức là vua Thái Tổ nhà Lý. 2. DỜI ĐÔ VỀ THĂNG LONG THÀNH. Thái Tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được bèn định dời đô về La Thành. Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên 1010 thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng hiện ra bèn đổi Đại La Thành là Thăng Long thành tức là thành Hà Nội bây giờ. Cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ. 3. LẤY KINH TAM TẠNG. Nhà Lý bấy giờ sùng đạo Phật nhà vua trọng đãi những người đi tu lấy tiền kho ra để làm chùa đúc chuông. Tháng 6 năm Mậu Ngọ 1018 vua sai quan là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang Tàu lấy kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng. 4. VIỆC CHÍNH TRỊ. Lúc bấy giờ ở bên nhà Tống có nhiều việc cho nên cũng không sinh sự lôi thôi gì với nước ta. Bởi vậy khi Thái Tổ lên làm vua sai sứ sang cầu phong vua nhà Tống liền phong cho làm Giao Chỉ Quận Vương sau lại gia phong Nam Bình Vương. Nước Chiêm Thành và nước Chân Lạp đều sang triều cống cho nên việc bang giao thời bấy giờ được yên trị. Ở trong nước cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn như ở Diễn Châu thuộc Nghệ An và ở mạn thượng du hay có sự phản nghịch nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp mới yên được. Thời bấy .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.