Chính sách thương mại quôc tế của Singapore

Là một trong bốn con rồng của châu Á, Singapore nổi lên như một điểm sáng về phát triển kinh tế. Mặc dù là một quốc đảo nhỏ và nghèo tài nguyên nhưng với việc thực hiện thành công mô hình chính sách tự do hóa thương mại và thúc đẩy xuất khẩu Singapore đã xây dựng được một nền thương mại năng động , hiện đại và vững mạnh, từ đó trở thành một điển hình cho nền kinh tế khu vực và thế giới. Dưới đây là một số chính sách nổi bật mà Singapore đã áp dụng. | Cục xúc tiến thương mại Singapore (TDB) được thành lập vào năm 1983. TDB chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy Singapore tiến nhanh trên đấu trường thương mại quốc tế, bảo vệ quyền lợi kinh tế của đảo quốc, đồng thời giới thiệu sản phẩm của Singapore trên khắp thế giới. Trong những năm qua, TDB đã nói lên tiếng nói của mình tại các tổ chức thương mại quốc tế nhằm bảo vệ và nâng cao quyền lợi thương mại của Singapore. TDB cũng chú trọng mở rộng hoạt động ngoài nước. Hiện nay TDB có hơn 30 văn phòng thương mại trên khắp thế giới, với chức năng quảng bá cho nền thương mại Singapore và quan trọng hơn cả là hỗ trợ các công ty Singapore trong giao thương quốc tế. Sự hỗ trợ này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn và đa dạng thông qua các đoàn công tác, các hội chợ thương mại để tìm cơ hội hợp tác và đầu tư. Tính đến nay, đã có hơn 140 công ty trên thế giới đặt cơ quan đầu não của họ tại Singapore. Nhiều công ty khác đang toan tính làm việc này. Chính quyết định đặt trụ sở của họ tại Singapore đã góp phần biến đảo quốc này thành một trung tâm thương mại quốc tế. Về mặt hàng hải, Singapore là hải cảng bận rộn nhất thế giới, đồng thờiø là một trung tâm dịch vụ hậu cần và vận chuyển quốc tế.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.