Văn học Trung Quốc - Chương 6

Hầu như chúng ta ít biết đến cái tên Băng Tâm cho tới sau thời điểm Đổi mới. Ngay ở Trung Quốc theo quan điểm chính thống, giới nghiên cứu văn học chỉ đề cao các nhà văn cách mạng, cộng sản. Bảng xếp hạng văn nghệ sĩ của Trung Quốc thời trước Đổi mới được xếp theo đẳng cấp chính trị, ngoại trừ Lỗ Tấn là ngoại cỡ vì sự nghiệp văn chương sáng chói vượt hơn mọi tiêu chuẩn đương thời. Nhà văn Băng Tâm chỉ được coi là “nhân sĩ yêu nước” nên cũng chưa được. | CHƯƠNG 6. Nữ sĩ Băng Tâm và tập thơ Phồn tinh Hầu như chúng ta ít biết đến cái tên Băng Tâm cho tới sau thời điểm Đổi mới. Ngay ở Trung Quốc theo quan điểm chính thống giới nghiên cứu văn học chỉ đề cao các nhà văn cách mạng cộng sản. Bảng xếp hạng văn nghệ sĩ của Trung Quốc thời trước Đổi mới được xếp theo đẳng cấp chính trị ngoại trừ Lỗ Tấn là ngoại cỡ vì sự nghiệp văn chương sáng chói vượt hơn mọi tiêu chuẩn đương thời. Nhà văn Băng Tâm chỉ được coi là nhân sĩ yêu nước nên cũng chưa được đánh giá nghiêm túc. Cuối thế kỉ XX người đọc Trung Quốc lại chú ý tới những cây bút mới mẻ như Vương Mông Giả Bình Ao Mạc Ngôn Trương Hiền Lượng Phùng Kí Tài. .Trong khi đó ở Trung Quốc người đọc bắt đầu quay lại với Băng Tâm một tên tuổi vốn đã sáng tác từ những năm 20 đầu thế ki. Băng Tâm đã chọn một bút danh đẹp giản dị như cuộc đời nữ sĩ xứng đáng với câu thơ cổ Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ Tâm hồn như mảnh băng tuyết chứa trong bình ngọc thơ Vương Xương Linh bài Tại Phù Dung lâu tống Tân Tiệm . Cuộc đời và sự nghiệp Băng Tâm 1900-1999 là nhà văn cận đại kiệt xuất của Trung Quốc nhà yêu nước trung thành nhà họat động xã hội trứ danh. Bà tên thực Tạ Uyển Oánh quê quán xứ Trường Lạc Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến sinh ngày 5 tháng 10 năm 1900 trong một gia đình quan chức hải quân có tư tưởng Duy tân. Phụ thân cô tham gia trận hải chiến Giáp Ngọ sau giữ chức khai biện hải quân học giáo bính xuất-tức giáo trưởng- ở Yên Đài tỉnh Sơn Đông. Bốn tuổi Băng Tâm theo gia đình dời về Yên Đài Sơn Đông ven bờ biển rộng. Trong thời gian học tập ở gia đình Băng Tâm đã tiếp xúc với các tác phẩm cổ điển trứ danh 7 tuổi đọc các tác phẩm như Tam quốc diễn nghĩa Thủy hử truyện. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ cô trở lại Phúc Châu năm 1912 dự thi vô khoa dự bị Trường sư phạm nữ Phúc Châu. Năm 1913 chuyển về Bắc Kinh học trung học. Cô chịu ảnh hưởng Cơ đốc giáo và gia nhập tôn giáo này Năm 1918 đăng ký học khoa dự bị Đại học nữ Hiệp Hòa Băng Tâm muốn làm một y sinh góp phần giảm bớt tổn thương của con .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.