Đại Việt Sử Lược

Vũ Đế tên húy là Đà, họ Triệu là người Chân Định đời nhà Hán. Tần Thủy Hoàng năm thứ 33 đã thôn tính được thiên hạ lấy xong đất Dương Việt, dùng Nhâm Ngao (Hiêu) làm chức Ký quận Nam Hải, Đà làm chức Lệnh quận Long Xuyên. Đến đời Tần Nhị Thế, Nhâm Ngao qua đời, Triệu Đà lên thay. Lúc nhà Tần bị diệt, Triệu Đà thôn tính luôn đất đai ở Quế Lâm và Tương Quận rồi tự xưng là Nam Việt Vương. Khi vua Cao Tổ (206-195 trước công nguyên-ND) nhà Hán1 dẹp yên được | Khuyết Danh Đại Việt Sử Lược Thế Kỷ 14 (1377 - 1388) Tựa sách: Đại Việt Sử Lược Năm Soạn giả: Khuyết danh 1377 - 1388 Dịch giả: Nguyễn Gia Tường 1972 Nhà xuất bản: Nhà xuất bản TP HCM 1993 Bộ môn Châu Á học Đại học tổng hợp TP HCM Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Công Đệ, Lê Bắc 2001 Điều hợp: Lê Bắc - bacle@ 2001 3 Đại Việt Sử Lược - Quyển I Đại Việ t Sử Lược Quyển I Những Biến Đổi Đầu Tiên Của Đất Nước Xưa, Hoàng Đế1 dựng nên muôn nước, thấy Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài cõi Bách Việt, không thể thống thuộc được, bèn phân giới hạn ở góc tây nam, có 15 bộ lạc là: 1) Giao Chỉ, 2) Việt Thường Thị, 3) Vũ Ninh, 4) Quân Ninh, 5) Gia Ninh, 6) Ninh Hải, 7) Lục Hải, 8) Thanh Tuyền, 9) Tân Xương, 10) Bình Văn, 11) Văn Lang, 12) Cửu Châu, 13) Nhật Nam, 14) Hoài Nam, 15) Cửu Đức2. Những bộ lạc này đều không thấy đề cập đến trong thiên Vũ cống3. Đến đời Thành Vương nhà Chu4 Việt Thường Thị mới đem dâng chim bạch trĩ, sách Xuân Thu gọi là khuyết địa5, sách Đái ký6 gọi là Điêu đề7. Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước Công nguyên-ND)8 ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút. Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương. 1 Hoàng Đế: Tên một trong những vị vua theo truyền thuyết của lịch sử cổ đại Trung Quốc. 2 Trong bộ " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " chép là: vua Hùng Vương lập ra nước, đặc quốc hiệu là Văn Lang. Ngài chia nước ra làm 15 bộ. Trong 15 bộ có 5 bộ khác với " Đại Việt Sử Lược " là: Chu Diên, Phúc Lộc, Dương Tuyền, Vũ Định và Tân Hưng. 3 Vũ cống: Ông Vũ (sau này là vua Hạ Vũ, 2205- 2197 trước công nguyên) định ra phép cống của chín châu và chép rõ núi sông, đường sá xa gần, sản vật từng vùng nên gọi là cống (Từ nguyên, Ngọ, ). Văn thiên ấy viết theo thể câu từ 4 đến 6 chữ thường đối nhau. Nước ta có sách "An Nam Vũ cống" là bản chép tay, chính văn của Nguyễn Trãi (đời Lê). 4 Vua Thành Vương nhà Chu .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
155    94    2    05-07-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.