Chất liệu nghệ thuật trong bài thơ "Hoàng hạc lâu" của Thôi Hạo

2. CHẤT LIỆU THIÊN NHIÊN Cùng với truyền thuyết người tiên cưỡi hạc vàng bay lên tiên giới, thiên nhiên trong Hoàng Hạc lâu (HHL) của Thôi Hạo cũng là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta giãi mã nghệ thuật bài thơ này. | Chất liệu nghệ thuật trong bài thơ Hoàng hạc lâu của Thôi Hạo 2. CHẤT LIỆU THIÊN NHIÊN Cùng với truyền thuyết người tiên cưỡi hạc vàng bay lên tiên giới thiên nhiên trong Hoàng Hạc lâu HHL của Thôi Hạo cũng là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta giãi mã nghệ thuật bài thơ này. Đọc các bài viết về HHL chúng tôi nhận thấy sự quan tâm đến đối tượng này là chưa xứng tầm . Chúng tôi nghĩ thiên nhiên trong HHL lung linh đa nghĩa hơn nhiều xứng đáng trở thành đối tượng để chúng ta nghiên cứu. Cũng như truyền thuyết dân gian về lai lịch ngôi lầu thiên nhiên trong HHL là chất liệu nghệ thuật đằng sau nó ẩn chứa quan niệm nghệ thuật tư tưởng tình cảm và tài năng thơ ca của tác giả. . NGƯỢC DÒNG VĂN HỌC SỬ Thiên nhiên được coi là chất liệu cơ bản nhất của thi ca cổ điển Trung Quốc nói chung thơ Đường nói riêng. Ngay từ Thi kinh tuyển tập thi ca sớm nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc thiên nhiên đã xuất hiện tạo nên một trong những mô thức trữ tình đầu tiên trong văn học sử của đất nước thi ca này Khảm khảm phạt đàn hề chí chi hà chi can hề Hà thủy thanh thả liên y Bất giá bất sắc hà thủ hòa tam bách triền hề Bất thú bất liệp hà chiêm nhĩ đình hữu huyền huyên hề Bỉ quân tử hề bất tố xan hề chương 1 3 thiên Phạt đàn trong Ngụy Phong . Cùng với hai dòng đầu mô tả công việc khó nhọc của người nông nô xưa chặt gỗ đàn tiếng búa chan chát kéo gỗ ra chất bên bờ sông thiên nhiên trong dòng thơ tiếp theo nước sông trong và gợn sóng - mặc dù chỉ một dòng mà tạo nên vầng trán suy tư với bao câu hỏi không lời đáp quyện chặt với phần trữ tình ở đoạn thơ sau đó là những câu cật vấn và phản vấn của nhân vật trữ tình nhằm vạch trần và tố cáo hành vi bóc lột của tầng lớp chủ nô không cấy không gặt vậy mà sao lấy những ba trăm bó lúa không săn không bắn vậy mà sao trong sân treo lủng lẳng những con chồn. Kẻ xưng là quân tử kia đâu có phải kẻ ngồi rồi ăn không . Phương thức trữ tình đó sau này trở thành rường cột của thi ca cổ điển Trung Quốc. Dù là thơ tứ ngôn ngũ ngôn hay thơ thất ngôn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.