Gốm Việt Nam

Gốm ra đời cùng với thời kỳ đồ đá mới. Từ đó, gốm là người làm chứng đáng tin cậy cho mỗi thời kỳ văn hóa, cho mỗi tầng văn hóa khảo cổ. Cho đến nay, gốm vẫn phát triển mạnh. Những điều đó làm cho sự hiểu biết của con người đối với gốm qua nhiều loại, nhiều thời kỳ, nhiều xuất xứ khác nhau, quả là vô cùng khó khăn, phức tạp, và cũng đầy hấp dẫn. Chưa một ai dám cho mình đủ khả năng xác minh đúng mọi loại gốm ở mọi trường hợp. Tuy nhiên,. | Sành xốp là sứ ít bị lẫn lộn. Vì sành xốp là xương đất bao giờ cũng còn sống, còn ngấm nước, mặt dầu có loại sành xốp mà xương đất được nung độ lửa cao hơn độ lửa của sứ. Dĩ nhiên, có nhiều loại sành xốp nung độ lửa chỉ cao hơn đất nung. Đó là loại "nửa đất nung, nửa sành" như gốm Phù Lãng, bát "con gà" Lái Thiêu. Sành xốp xuất xứ từ Tiểu Á sang đảo Ma-gióc-cơ (Majorque). Những sản phẩm gốm ở đảo đó xuất sang phương Tây được mệnh danh là Ma-giô-lích-cơ(Majolique) được nổi tiếng một thời. Tiếp theo, thành phố Pha-i-en-ca (Faienca) thuộc Ý, sản xuất sành xốp với trình độ nghệ thuật và kỹ thuật cao hơn, xuất sang Pháp và các nước khác ở châu Âu, được mệnh danh là "Phai-i-en-xơ" (Faience). Ở Pháp, gần cuối thế kỷ 18, nâng sành xốp lên độ mịn và độ rắn không thua sứ mấy, được gọi là "Pha-i-en-xơ mịn" (Faience fine) hoặc có khi người ta còn gọi là sứ đục (faience opaque). Đây là lối gọi có lợi cho cách chào hàng trên thị trường quốc tế. Ở Việt Nam sành xốp người ta cũng quen gọi là "đồ đàn". Đàn là tên gọi của một làng làm sành xốp thuộc tỉnh Hải Dương cũ. Sau này, nơi nào làm loại này cũng được gọi là "đồ đàn" như ở Bát Tràng có lò đàn cạnh lò sứ; Hà Nội có phố "Bát Đàn", thuộc 36 phố phường xưa.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.