Tài liệu: Mối quan hệ giữa 'nhập thế' của Phật giáo Việt Nam với sự hình thành và phát triển của văn học cổ điển Việt Nam (Phần 1)

Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng thế kỉ II sau công nguyên. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng và to lớn. | Mối quan hệ giữa nhập thế của Phật giáo Việt Nam với sự hình thành và phát triển của văn học cổ điển Việt Nam Phần 1 Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng thế kỉ II sau công nguyên. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng và to lớn. Nhập thế của Phật giáo Việt Nam không những thúc đấy sự phát triển của xã hội văn hoá Việt Nam mà còn góp phần vào sự hình thành và phát triển của văn học cổ điển Việt Nam nhất là văn học chữ Hán Việt Nam. I. Đặc trưng nhập thế của Phật giáo Việt Nam Phật giáo thông thường chủ trương về xuất thế cuộc đời của con người là một kiếp khổ sở cho nên cách làm tốt nhất của con người là xuất thế giải thoát. Nhưng trong một giai đoạn khá dài trên lịch sử Việt Nam nhất là thế kỷ XXIV Phật giáo Việt Nam có một đặc trưng rất rõ rệt là nhập thế . Từ nhà Đinh nhà tiền Lê cho đến nhà Lý và nhà Trần các vị thiền sư thông thạo cả Phật giáo lẫn chữ Hán. Họ đức tính siêu quần giỏi cả việc nhập thế và xuất thế 1 . Các thiền sư từ Vạn Hạnh cho đến Minh Không đã nhập thế chẳng khác nhà nho để giúp vua làm việc nước. Nhập thế của họ đã góp phần vào việc xây dựng chế độ xã hội phong kiến và sự nghiệp văn hoá giáo dục của Việt Nam lúc bấy giờ. 1. Các nhà sư Phật giáo Việt Nam tham gia giải quyết nhiều công việc về mặt chính trị ngoại giao Trong thời kỳ nhà Đinh 968 980 và nhà tiền Lê 980 1009 những người trí thức và nhân tài quản lý nhà nước thiếu thốn nghiêm trọng các vua chúa đều trọng dụng các vị thiền sư Phật giáo giao cho họ những đặc quyền để cho họ làm những việc quan trọng về mặt chế định luật pháp xử lý công việc quân sự ngoại giao. Trong thời kỳ nhà Lý 1010 1225 và nhà Trần 1225 1400 tầng lớp tăng lữ Phật giáo là một thế lực lớn mạnh. Chế độ tổ chức của họ chặt chẽ từ các cấp tăng lục tăng thống đến quốc sư. Họ có một địa vị rất cao trên xã hội lúc bấy giờ. Các vị quốc sư có thể tự do ra vào cung đình địa vị ngang như vương hầu tể tướng. Các thiền sư tiêu biểu như Khuông Việt Đỗ Pháp Thuận Vạn HạnhũMãn Giác Viên Thông và Huyền .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.