Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC BẰNG QUÁ TRÌNH SINH HỌC HIẾU KHÍ THỂ BÁM TRÊN VẬT LIỆU POLYMER TỔNG HỢP"

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xử lý nước thải lò giết mổ gia súc bằng quá trình sinh học hiếu khí thể bám, sử dụng giá thể là vật liệu polymer tổng hợp. Sau khi khởi động hệ thống, ảnh hưởng của các điều kiện vận hành khác nhau lên hiệu quả xử lý COD và T-N của nước thải pha loãng đã được khảo sát. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 48 2008 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC BẰNG QUÁ TRÌNH SINH HỌC HIẾU KHÍ THỂ BÁM TRÊN VẬT LIỆU POLYMER TỔNG HỢP Ngô Thị Phương Nam Phạm Khắc Liệu Trịnh Thị Giao Chi Trường Đại học Khoa học Đại học Huế TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xử lý nước thải lò giết mổ gia súc bằng quá trình sinh học hiếu khí thể bám sử dụng giá thể là vật liệu polymer tổng hợp. Sau khi khởi động hệ thống ảnh hưởng của các điều kiện vận hành khác nhau lên hiệu quả xử lý COD và T-N của nước thải pha loãng đã được khảo sát. Với mức pha loãng đến nồng độ COD đầu vào 560 mg L tương ứng với tải trọng hữu cơ 0 56 kg COD m3 ngày hệ thống có thể đạt hiệu quả loại COD gần 90 cho đầu ra đạt loại B và xấp xỉ loại A theo TCVN 5945 2005. Tốc độ sục khí tốt nhất tìm thấy là 0 5 L phút. Thời gian lưu giảm nhanh làm giảm đáng kể hiệu quả xử lý. Đặc biệt nồng độ sinh khối trong bể đã đạt đến giá trị 4 6 g L theo SS giá trị mà các hệ thống xử lý hiếu khí lơ lửng không thể đạt được. Từ khóa nước thải lò giết mổ gia súc hiếu khí vật liệu bám polymer 1. Mở đầu Trong hoạt động giết mổ gia súc nước được sử dụng ở hầu hết công đoạn giết cạo lông mổ và moi ruột xẻ thịt vệ sinh với định mức sử dụng nước khoảng 5-15 m3 tấn gia súc và lượng nước này gần như toàn bộ chuyển thành nước thải 1 . Nước thải giết mổ gia súc là một nguồn thải có hàm lượng các chất ô nhiễm cao chất hữu cơ chất dinh dưỡng chất rắn lơ lửng sẽ gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý tốt. Đến đầu năm 2007 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 33 điểm giết mổ gia súc tập trung và nhiều điểm giết mổ nhỏ lẻ hầu hết không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng vận hành không hiệu quả. Nước thải được thải trực tiếp ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nước đất và ảnh hưởng sức khỏe người dân khu vực xung quanh. Do đó việc nghiên cứu tìm ra một biện pháp xử lý loại nước thải này là rất cần thiết. Nước thải giết mổ gia súc được xử lý bằng dây chuyền công nghệ kết hợp các quá trình cơ học hóa-lý sinh

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.