Bàn về tài phán hiến pháp và thẩm quyền của cơ quan tài phán hiến pháp ở việt nam

Những năm gần đây, ở Việt Nam, đã có nhiều ý kiến về sự cần thiết phải có cơ chế hữu hiệu bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhu cầu này được nêu ra tại các diễn đàn khoa học pháp lý, tại các kỳ họp Quốc hội, cũng như văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng. | Bàn về tài phán hiến pháp và thẩm quyền của cơ quan tài phán hiến pháp ở việt nam I. NHU CẦU THÀNH LẬP CƠ QUAN TÀI PHÁN HIẾN PHÁP Những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều ý kiến về sự cần thiết phải có cơ chế hữu hiệu bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp hành pháp và tư pháp. Nhu cầu này được nêu ra tại các diễn đàn khoa học pháp lý tại các kỳ họp Quốc hội cũng như văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng. Có thể khái quát về sự cần thiết phải thành lập cơ quan tài phán Hiến pháp ở nước ta vì những lý do sau 1. Dân chủ Nhà nước pháp quyền và Hiến pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó Nhà nước pháp quyền là nguyên tắc và đòi hỏi chủ yếu nhất của dân chủ đến lượt mình Hiến pháp với tính cách là đạo luật cơ bản của Nhà nước có hiệu lực tối cao đối với mọi thiết chế quyền lực trong xã hội là cơ sở pháp lý nền tảng và là nguyên tắc không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền. Vì Hiến pháp là hình thức pháp lý cao nhất ghi nhận và khẳng định chủ quyền của nhân dân quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực Nhà nước bao gồm quyền lập pháp quyền hành pháp quyền tư pháp có tính chất khởi thủy quyền lập quyền cho các cơ quan Nhà nước cũng như các quyền con người các quyền và tự do cơ bản của công dân. Hiến pháp là một văn bản chính trị - pháp lý cao nhất của một nhà nước do nhân dân trực tiếp thông qua hoặc do cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua theo một thủ tục đặc biệt là nền tảng pháp lý của một quốc gia. Đề cao vai trò của Hiến pháp tức là đề cao ý nguyện cao nhất của nhân dân. Nhưng sự hiện diện của Hiến pháp chỉ là yếu tố cần chứ chưa phải là đủ của một chế độ dân chủ của một nhà nước pháp quyền nếu như các cơ quan công quyền thực thi quyền lập pháp hành pháp tư pháp vượt quyền lạm quyền vi phạm thẩm quyền được Hiến pháp ghi nhận ban hành các văn bản hoặc thực hiện các hành vi trái Hiến pháp có khả năng hoặc thực sự đã gây thiệt hại cho công dân cho các tổ chức và xã hội.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.