Đề tài khái quát lịch sử hình thành phát triển của cư dân Tam Kỳ

Văn hoá là sức mạnh nội tại của mỗi dân tộc. Văn hoá làng là những đặc trưng văn hoá đặc thù, được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng dân cư. Và đình làng ra đời được xem như nơi “hội tụ văn hóa” trong làng xã Việt Nam cổ truyền. Đình không những là cơ quan tối cao điều hành toàn bộ mọi hoạt động của làng xã mà đây còn là nơi thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của những người dân quê chân chất, hiền lành. Chính vì thế, ngôi đình đã trở thành biểu tượng linh thiêng mỗi làng xã. | Đình được xây dựng năm Đinh Tỵ 1833 cùng thời điểm với đình làng Mỹ Thạch, kiến trúc đình đã bị thay đổi qua nhiều lần trùng tu và dỡ lên tháo xuống do chiến tranh. Mãi đến năm 1963, đình vẫn giữ được kiến trúc 5 gian 2 chái ban đầu, phần móng tường chịu lực được bao quanh bằng đá ong màu nâu sẫm, tuy nhiên đến nay đình chỉ còn lại 3 gian 2 chái, toàn bộ khung đình chịu lực trên 20 cột (4 hàng mỗi hàng 5 cột), chúng đều được kê trên đá tảng hình vuông nhô lên khỏi nền đình khoảng 2-3cm, tất cả các cột đều được liên kết theo kiểu thức kẻ chuyền với hai đoạn kèo ngắn hay còn gọi là nhị đoạn, các đầu đuôi kèo được chạm khắc hoa văn. Phần kèo nóc kiên kết mái tiền và mái hậu vẫn giữ kết cấu theo kiểu thức giao nguyên, đỡ hai bụng kèo này là một biến thể vì kèo Huế gồm một cây đỡ ngán phía trên, chống bên dưới là trụ trốn (cây trỏng) phìng bụng đặt trên một đấu (đế con tôm) được chạm khắc tỉ mĩ. Phần đuôi trính ăn mộng xuyên qua cột cái (cột nhất tiền) chạm đầu con rồng cách điệu, đặc biệt trụ trốn có lắp thêm đòn đông hạ (cây xà cò).

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
103    157    5    01-07-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.