HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 2

Giới thiệu tổng quát WTO giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các Thành viên trên cơ sở những quy tắc và thủ tục quy định tại “Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp” (Dispute Settlement Understanding - gọi tắt là DSU) được các Thành viên thông qua trong Vòng đàm phán Uruguay. DSU được ghi nhận tại Phụ lục II của WTO trong đó quy định các nguyên tắc, trình tự giải quyết cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành các khuyến nghị và phán quyết của cơ. | Chương VIII GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO TS. Nông Quốc Bình Khoa Pháp luật Quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội . THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO . Giới thiệu tổng quát WTO giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các Thành viên trên cơ sở những quy tắc và thủ tục quy định tại Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp Dispute Settlement Understanding - gọi tắt là DSU được các Thành viên thông qua trong Vòng đàm phán Uruguay. DSU được ghi nhận tại Phụ lục II của WTO trong đó quy định các nguyên tắc trình tự giải quyết cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành các khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quy định của DSU thì các Thành viên thỏa thuận tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều XXII và Điều XIII của GATT 1947 cũng như những thủ tục được tiếp tục sửa đối bố sung khoản 1 Điều 3 DSU . Nếu so sánh với phương thức giải quyết tranh chấp của GATT 1947 với phương thức giải quyết tranh chấp của WTO thì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có tính ưu việt hơn. Theo quy định của GATT 1947 về cơ chế giải quyết tranh chấp thì các bên phải tuân theo nguyên tắc đồng thuận consensus điều này có nghĩa là tranh chấp chỉ được giải quyết nếu các bên nhất trí. Cơ chế vận hành mang tính chất hoà giải hơn là tranh tụng này đã dẫn đến tình trạng chậm trễ hoặc bế tắc trong quá trình giải quyết tranh chấp. Bởi vì dựa trên nguyên tắc đồng thuận của GATT trong nhiều trường hợp các bên có điều kiện để ngăn cản quá trình giải quyết tranh chấp. 263 Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vận hành có hiệu quả hơn với mục đích tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp theo các hiệp định có liên quan. Mục đích này của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 DSU. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khố WTO đóng vai trò

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.