Đánh giá cách thức giải quyết vấn đề của trẻ 5-6 tuổi trong quá trình làm quen với biểu tượng số lượng ở trường mầm non

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về cách thức giải quyết vấn đề ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng ở trường mầm non, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu bao gồm 4 tình huống đòi hỏi trẻ đề xuất cách giải quyết vấn đề. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 52-56 ĐÁNH GIÁ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG QUÁ TRÌNH LÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG Ở TRƯỜNG MẦM NON Nguyễn Mạnh Tuấn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 26/11/2017; ngày sửa chữa: 30/11/2017; ngày duyệt đăng: 07/12/2017. Abstract: This article presents results of studies on the way of solving problem of children aged 5 to 6 in acquainting with number representation at kindergartens. The author used investigation method of inquiry including 4 situations asking early children to propose the solutions to solve problems. The results on 150 early children survey in some kindergartens in Hanoi city showed that there are many different solutions for a situation involving sets, numbers. However, ability to apply number representation of children in reality is still limited. Keywords: Number repesentation, children aged five to six, assessment, problem solving. 1. Mở đầu Một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm, sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [1; tr 1]. Hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển nhận thức, hiểu biết về thế giới xung quanh và chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một cũng như hình thành khả năng giải quyết vấn đề (GQVĐ). Dạy học qua GQVĐ giúp cho kiến thức về biểu tượng Toán của trẻ trở nên có ý nghĩa và gần gũi với trẻ. Nhận diện ra những cách thức GQVĐ, cách “suy nghĩ”, “cách tư duy” của trẻ là quan trọng trong quá trình làm quen với biểu tượng Toán, một mặt giáo viên (GV) cần khuyến khích cách và tôn trọng cách suy nghĩ riêng của trẻ, qua đó hiểu được trẻ biết và có thể làm được gì, bằng cách nào và sử dụng phương tiện như thế nào .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.