Bi Kịch Trịnh Công Sơn

Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ. | Bi Kịch Trịnh Công Sơn Trịnh Cung Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ. Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài Cuối cùng cho một tình yêu năm đó. Trước đó Trịnh Công Sơn đã viết reớt Mi Thương một người và Nhìn những mùa Thu đi . Ngôn ngữ của reớt Mi Thương một người và Nhìn những mùa Thu đi còn nhẹ nhàng và còn có gì đó ảnh hưởng củaĐặng Thế Phong trong Giọt Mưa Thu hoặc Buồn Tàn Thu của Văn Cao - nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ đói mỏi trong thơ mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó. Tuy nhiên theo tôi bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một TCS hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ giới trẻ hồi đó. Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba. Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về NhuĐạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà -anh đã bị một cú choàng vai và bị tổn thương phổi rất nặng nên phải bỏ cuộc và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ một bác sĩ một kỹ sư . chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare tự học guitare với một người bạn rồi sau đó viết ca khúc reớt Mi Nhìn Những Mùa ThuĐi . Khi tôi gặp Sơn thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn. Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn -

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.