Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài triết học " JOHN DEWEY – NHÀ GIÁO DỤC HỌC, NHÀ TRIẾT HỌC THỰC DỤNG MỸ "

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Anh hưởng của các nhà triết học lúc sinh thời có thể không lớn, nhưng điều đó không hề làm giảm tính đại diện của họ đối với một truyền thống triết lý. Bởi lẽ, những tác phẩm của họ viết ra và bản thân họ luôn gắn liền với bối cảnh lịch sử đó, là sản phẩm của thời đại đó. Do vậy, ngay cả trong trường hợp tác phẩm của họ chưa được phổ biến lúc sinh thời thì ít ra nó vẫn thể hiện mầm mống của một xu hướng hay một trong những xu hướng trí. | JOHN DEWEY - NHÀ GIÁO DỤC HỌC NHÀ TRIẾT HỌC THỰC DỤNG MỸ THÂN THỊ HẠNH Anh hưởng của các nhà triết học lúc sinh thời có thể không lớn nhưng điều đó không hề làm giảm tính đại diện của họ đối với một truyền thống triết lý. Bởi lẽ những tác phẩm của họ viết ra và bản thân họ luôn gắn liền với bối cảnh lịch sử đó là sản phẩm của thời đại đó. Do vậy ngay cả trong trường hợp tác phẩm của họ chưa được phổ biến lúc sinh thời thì ít ra nó vẫn thể hiện mầm mống của một xu hướng hay một trong những xu hướng trí tuệ của thời đại. Điều này rất đúng với nhà triết học người Mỹ - John Dewey 1859 - 1952 với Thực dụng luận Chủ nghĩa thực dụng - Pragmatism trong đó có Công cụ luận Instrumentalism do ông phát triển và với Triết lý giáo dục của ông. Nếu Chales Peirce 1839 - 1914 là người đặt nền móng cho Thực dụng luận William James 1842 - 1910 là nhà thực dụng lỗi lạc nhất thì John Dewey 1859 - 1952 lại là nhà thực dụng có ảnh hưởng lớn nhất. Ông không chỉ là nhà triết học xuất sắc nổi bật nhất của nước Mỹ đầu thế kỷ XX người đưa tư tưởng thực dụng một cách có phương pháp vào những sinh hoạt hàng ngày của các tổ chức ở Mỹ mà còn là nhà tâm lý học nhà xã hội học một chính khách và là một nhà giáo dục vĩ đại. Đương thời ông không chỉ là người khai triển một cách có hệ thống và bàn đến mọi vấn đề trọng yếu của nhận thức luận đạo đức thẩm mỹ học mà trên thực tế với sự nhất quán trong các quan điểm của mình ông còn say sưa đi sâu vào những vấn đề xã hội nhất là việc canh tân các trường học ở Hoa Kỳ cùng với những vấn đề chính trị trên bình diện quốc gia và quốc tế. Do vậy tư tưởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của ông đã bao trùm đời sống trí tụê Mỹ suốt thế kỷ XX và người ta luôn nghe thấy tiếng nói của ông xen giữa những cuộc tranh luận về văn hóa trong và ngoài nước Mỹ kể từ năm 1890 cho đến khi ông qua đời ngày 01 tháng 06 năm 1952 ở tuổi 93 khi đã thực hiện xong nhiệm vụ xây dựng lại triết học . Ông đã trở thành thần tượng của những trí thức Hoa Kỳ lỗi lạc nhất. Richard Rorty

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.