Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong dạy học ngày nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng là một trong những biện pháp góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời gian lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm. | Như vậy, để áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số đòi hỏi người giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề nghiệp, ngoài những kiến thức đã học được trong nhà trường sư phạm đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên tiếp cận với phương pháp mới trong dạy học, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học đối với từng lớp học, từng đối tượng học sinh, phải thay đổi cách thiết kế bài học và cách kiểm tra, đánh giá học sinh. Giáo viên là người tổ chức, định hướng cho học sinh học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động nắm bắt tri thức. Qua thực tế cho thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số đã làm cho chất lượng giáo dục không ngừng tăng lên, học sinh ngoài việc chủ động tiếp cận với một lượng tri thức khổng lồ mà còn hình thành được những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân như sự tự tin, tính mạnh dạn, kĩ năng diễn đạt vấn đề trước tập thể, học sinh được chia sẽ suy nghĩ của mình trước tập thể, học sinh học sâu hơn và nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số cũng không khỏi gặp phải những khó khăn, do phương pháp mới đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị công phu, phương pháp này tốn nhiều thời gian, nếu như giáo viên không biết linh hoạt phân bố thời gian sẽ dẫn đến tình trạng “cháy giáo án”.