Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Khi điện ảnh chính thức khai sinh trên đất Pháp (12 - 1895), thì lúc đó đế quốc Pháp đã thống trị Việt Nam trên phạm vi cả nước đã 12 năm, nhưng vẫn đang phải lo đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta ở khắp nơi. Bởi vậy, đi đôi với thực thi các chính sách đàn áp khốc liệt và khẩn trương chuẩn bị khai thác, bóc lột thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp cũng thực thi chính sách mị dân. Nên khi du nhập điện ảnh vào Việt Nam, người Pháp quảng. | ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Khi điện ảnh chính thức khai sinh trên đất Pháp 12 - 1895 thì lúc đó đế quốc Pháp đã thống trị Việt Nam trên phạm vi cả nước đã 12 năm nhưng vẫn đang phải lo đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta ở khắp nơi. Bởi vậy đi đôi với thực thi các chính sách đàn áp khốc liệt và khẩn trương chuẩn bị khai thác bóc lột thuộc địa nhà cầm quyền Pháp cũng thực thi chính sách mị dân. Nên khi du nhập điện ảnh vào Việt Nam người Pháp quảng cáo dưới chiêu bài khai hoá văn minh cho người bản xứ. Những năm sau đó - cho đến khi nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918 - trên báo chí xuất bản tại Sài Gòn và Hà Nội thời ấy xuất hiện ngày càng nhiều trong mảng quảng cáo những buổi chiếu phim do các chủ máy chiếu thực hiện theo kiểu đi chiếu dạo hoặc tại khách sạn nhà hàng lớn nhân các ngày lễ trọng thể hoặc sự kiện chính trị nào đó. Khán giả của các buổi chiếu hầu hết là các quan chức viên chức chủ công ty công nghiệp và doanh nghiệp đơn vị quân đội Pháp chiếm đóng thuộc địa. Theo nguồn tin báo chí thì lâu lâu mới có một vài buổi chiếu phim ở nơi công cộng cho dân chúng bản xứ được mua vé vào xem nhân dịp có hội chợ triển lãm và lễ hội. Nội dung thường tuyên truyền ở thuộc địa về nước Pháp văn minh hùng mạnh giàu có nhiều thuộc địa. hỗ trợ cho cuộc tuyên truyền chiến thắng của Pháp và bắt lính ở thuộc địa đưa sang Pháp để bảo vệ mẫu quốc . Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đế quốc Pháp bắt đầu gia tăng mạnh mẽ công cuộc khai thác thuộc địa nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng kiệt quệ kinh tế tài chính của mình.Việt Nam trở thành một trong những mảnh đất mầu mỡ đối với các nhà tư sản Pháp kinh doanh phim điện ảnh. Những rạp chiếu bóng bắt đầu được xây dựng tại Hà Nội Sài Gòn Chợ Lớn rồi tiếp đó là ở các khu đô thị. Công ty phim và chiếu bóng Đông Dương đã ra đời để gom thành một mối phân phối và khai thác kinh doanh phim. Trụ sở chính của công ty đặt ở Sài Gòn. Đến năm 1930 lại ra đời thêm Công ty chiếu bóng Đông .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.