Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề kiểm tra 1 tiết kì 2 Địa 9 – THCS Nguyễn Tri Phương (kèm đáp án)
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nhằm chuẩn bị kiến thức cho kì kiểm tra 1 tiết mời các bạn học sinh lớp 9 tham khảo đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Địa Lí lớp 9 của trường THCS Nguyễn Tri Phương (kèm đáp án). | TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 Môn: ĐỊA LÍ 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC 1. Hãy nêu các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở ĐNBộ. Tại sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này ? (2đ) 2. Tại sao ĐNBộ chiếm tỉ trọng lớn (50,1%) trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ? (1,5 đ) 3. Tại sao vùng ĐBSCLong có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thủy sản ? (2 đ) 4. Vị trí ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của vùng ĐBSCLong. Việc phát triển công nghiệp chế biến có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp của vùng ? (1,5 đ) 5. Dựa vào diện tích và sản lượng lúa ĐBSCLong và cả nước năm 2005 (3đ ) Vùng ĐBSCLong Cả nước Diện tích (nghìn ha) 3826 7329 Sản lượng (triệu tấn ) 19,3 35,8 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ diện tích và tỉ lệ sản lượng lúa của ĐBSCLong so với cả nước năm 2005 ? b. Nhận xét vai trò sản xuất lương thực của ĐBSCLong ? HƯỚNG DẨN CHẤM : Nội dung. Điểm Câu 1. (2 đ) - Các cây công nghiệp lâu năm ở ĐNBộ là cây cao su, cafe, hồ tiêu, điều - Cây cao su được trồng nhiều nhất ở ĐNBộ, chiếm dtích lớn 281,3nghìn ha 2002 do đất xám, đất đỏ badan, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, chế độ gió ôn hoà rất thích hợp với đặc tính của cây cao su là không ưa gió mạnh, địa hình thoải đồi gợn sóng. Dân sư có kinh nghiệm và kĩ thuật lâu đời về trồng và lấy mũ cao su, có nhiều cơ sở chế biến, đặc biệt là thị trường tiêu thụ rộng rãi và ổn định sang liên minh châu Âu, Bắc Mĩ, Trung Quốc Câu 2. (1,5 đ ) - Có lợi thế về vị trí địa lí thuận lợi. - Nguồn lao động dồi dào, trình độ kỹ thuật cao - Cơ cở hạ tầng phát triển - Vùng kinh tế phát triển năng động có sự tích tụ vốn, kỹ thuật và chính sách thu hút đầu tư linh hoạt. Câu 3. (2đ ) - Diện tích mặt nước lớn, nguồn cá tôm đồi dào, các bãi tôm cá trên biển rộng lớn, nhiều bãi tôm cá, đặc biệt là hệ thống kênh rạch, rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn. - Lao động có nhiều kinh nghiệm và tay nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Người dân thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, năng động và nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh. - Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thủy sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu và vùng trọng điểm lương thực nên sản phẩm trồng trọt phong phú là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài thủy sản. - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn sang các nước trong khu vực, EU, bắc Mĩ, Nhật Bản Câu 4. (1,5 đ ) - Vị trí. Ngành CN chế biến LTTP phát triển nhất chiếm 65% GDP công nghiệp, khẵng định vị trí chủ đạo của vùng về sản xuất LTTP. - Ý nghĩa. Tạo thuận lợi cho việc chế biến bảo quản, làm tăng giá trị nông sản, kích thích sản xuất nông nghiệp để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng. Câu 5. (3 đ) Tỉ lệ diện tích, sản lượng lúa ĐBSCLong năm 2005. + Diện tích chiếm 51,1% + Sản lượng chiếm 51,4% - Vai trò. ĐBSCLong là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước, sản xuất lương thực giử vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh lương thực cũng như xuất khẩu gạo của nước ta. - (Vẽ biểu đồ hình cột theo số liệu đã tính %) 0,5 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,5 Tổng điểm: 10đ