Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Một số biện pháp bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean 2015

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục đích nghiên cứu: đánh giá chung hoạt động sản xuất ô tô trong nước hiện nay cũng như tình hình nhập khẩu ô tô trong nước, phân tích đánh giá thực trạng các chính sách bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước hiện nay, nêu ra những mặt tích cực để tiếp tục phát huy và những bất cập của các chính sách để khắc phục,. | - Chính sách thuế hiện nay (thuế tiêu thụ đặc biệt) có phải là đang thúc đẩy ngành sản xuất ô tô trong nước phát triển và liệu đến năm 2018 là còn có thể khi áp dụng khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc tiến tới 0% khi gia nhập hiệp hội thương mại tự do Asean (AFTA) , 1 cơ chế của Asean 2015 . Hiện tại giá của 1 chiếc xe lắp ráp tại Việt Nam đã cao hơn 20% so với các nước trong khối Asean , điển hình là Thái Lan vì không có ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất các phụ tùng , linh kiện , chi tiết máy như đã phân tích ở mục 3.4.1 , nếu đến năm 2018 thuế nhập khẩu xuống còn 0% thì làm sao doanh nghiệp sản xuất ô tô có thể sống sót được khi việc nhập khẩu phụ tùng và lắp ráp tại Việt Nam rõ rang sẽ đắt hơn nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan . Ví dụ điển hình là chính sách thuế đối với các doanh nghiệp sản ô tô nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam , nếu năm 2018 thuế nhập khẩu xuống 0% thì Toyota sẽ rời Việt Nam , điều đó đã được xác nhận , nếu Toyota rút khỏi nước ta thì sẽ phát sinh hệ luỵ không nhỏ . Đó không chỉ là đơn thuần sự ra đi của 1 doanh nghiệp đang đóng góp thuế cho Nhà nước mà còn đang thực hiện việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam , nền tảng kĩ thuật sản xuất đang được tích luỹ dần , là 1 tổn thất nặng nề đối với ngành sản xuất ô tô non yếu trong nước khi việc chuyển giao công nghệ đang rất cần thiết đối với ngành . Lúc này chính sách thuế của Chính phủ sẽ rất cần thiết , chúng ta có thể nhìn nhận rõ và có thể áp dụng theo như trường hợp của đối thủ mạnh nhất là Thái Lan . Trước đây Thái lan đã áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm cho 1 số ngành công nghiệp để thu hút đầu tư , trong đó có ngành sản xuất ô tô . Nhờ vậy mà Thái Lan đã thu hút được 14 nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới , 7 nhà sản xuất xe máy và 2350 nhà sản xuất phụ tùng hỗ trợ cho xe ô tô và xe máy . Tỉ lệ nội địa hoá của ngành tăng lên đến 80-90% vào năm 2010 . Đó là 1 chính sách thuế đối với các doanh nghiệp trong ngành ô tô cần được thử nghiệm để tạo ra thêm nhiều vốn đầu tư, nâng cao ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước , tăng tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm . Biện pháp này không chỉ có thể áp dụng cho ngành sản xuất ô tô mà còn có thể áp dụng đối với các ngành công nghệ cao khác (lắp ráp điện thoại tại Thái Nguyên khi Samsung Electronics đặt nhà máy sản xuất điện thoại thông minh nhưng tất cả các linh kiện nhỏ nhặt , đơn giản nhất đều phải nhập khẩu , vấn đề tương tự ngành sản xuất ô tô đang gặp phải) mà Việt Nam hoàn toàn đang ở vị trí số 0 . Có thể ví chính sách này là “ Thả con tép bắt con tôm” có thể Nhà nước sẽ không có nguồn lợi từ thuế doanh nghiệp ngay trước mắt nhưng cái lợi về lâu về dài và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nền kinh tế trong nước là rất lớn để có thể đánh đổi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.