Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thâm hụt ngân sách

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Cân bằng thu chi ngân sách và khống chế bội chi quá mức theo tỷ lệ nhất định so với GDP là nỗ lực của mọi nền kinh tế. Tuy nhiên, bội chi ở từng thời điểm còn là công cụ để tăng trưởng kinh tế hoặc là liều thuốc để cứu nguy khi kinh tế bước vào suy thoái. | Ngoài 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất, thì các phương án ra vốn nhà nước nước vay trên 60.000 tỷ đồng - ứng với thâm hụt NSNN 8,48% GDP. Việc xác định qui mô kích cầu qua NSNN phải tính đến các nguy cơ, các cân đối lớn ở tầm vĩ mô, sức chịu đựng của NSNN, đặc biệt là sức hấp thụ vốn, hệ số ICOR. Việt Nam không khủng hoảng, song kích gần 5 tỷ USD (khoảng 5,4% GDP) thì thuộc diện cao nhất thế giới. Ngoài ra phải tính tới các kịch bản, nếu kinh tế thế giới phục hồi chậm thì gói kích cầu lớn và đầu ra bế tắc dễ lâm vào suy thoái và lạm phát cao. Hoặc giới hạn của kích cầu là xuất khẩu và thị trường nội địa thì vẫn chưa thỏa đáng vì mặc dù VN có một số lợi thế song không thể mơ hồ về tăng mạnh xuất khẩu hoặc tăng ngay nội nhu năm 2009. Nguồn kích cầu không phải là tiền cho không, nhà nước cần phải xem hiệu quả mới đầu tư, nếu không, hậu quả sẽ rất nặng nề trong thời gian tới. Vấn đề trung tâm đặt ra là phải tái cấu trúc nền tài chính quốc gia, gia cố ngay cơ chế tài chính, thuế khoá và tín dụng đã bị méo mó, biến dạng lớn bởi hàng loạt các biện pháp tạm thời, điều chỉnh bất qui tắc diễn ra từ năm 2007 đến nay. Cùng với đó, cần cơ cấu lại và hoàn thiện thể chế giám sát hệ thống tài chính - tiền tệ, thị trường tài chính.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.