Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các giải pháp chuyển dịch mệnh đề phụ đảm nhiệm chức năng trạng ngữ chỉ điều kiện - giả thiết trong hai ngôn ngữ Pháp và Việt

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Như chúng ta đều biết, do sự gần gũi về các nét nghĩa mà các nhà ngữ học Pháp và Việt Nam đều thống nhất xếp các mệnh đề phụ chỉ điều kiện và chỉ giả thiết vào cùng một loại: Mệnh đề phụ chỉ điều kiện - giả thiết. Tuy nhiên, đề cập đến các giải pháp chuyển dịch, tác giả bài viết cho rằng cần tách bạch hai loại mệnh đề phụ trên để có những giải pháp chuyển dịch hiệu quả và chính xác hơn. Mời tham khảo bài viết để biết thêm nội dung chi tiết. | NGÔN NGỮ SỐ 10 2012 CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH MỆNH ĐỀ PHỤ ĐẢM NHIỆM CHỨC NĂNG TRẠNG NGỮ CHỈ ĐIỀU KIỆN - GIẢ THIẾT TRONG HAI NGÔN NGỮ PHÁP VÀ VIỆT PGS.TS NGUYỄN LÂN TRUNG* Như chúng ta đều biết, do sự gần gũi về các nét nghĩa mà các nhà ngữ học Pháp và Việt Nam đều thống nhất xếp các mệnh đề phụ chỉ điều kiện và chỉ giả thiết vào cùng một loại: Mệnh đề phụ chỉ điều kiện - giả thiết. Tuy nhiên, đề cập đến các giải pháp chuyển dịch, chúng tôi cho rằng cần tách bạch hai loại mệnh đề phụ trên để có những giải pháp chuyển dịch hiệu quả và chính xác hơn. Trong mỗi một loại, chúng ta lại đi sâu vào những nét nghĩa khu biệt khác nhau và đề nghị những giải pháp cụ thể hơn. Việc xem xét các phương thức chuyển dịch được thực hiện trên cả ba bình diện: cấu trúc, từ tạo dẫn và cách sử dụng các phương thức khác biểu đạt ý nghĩa điều kiện - giả thiết. Về mặt cấu trúc, chúng ta nhận thấy các cấu trúc: (C - V) k (C - V) và k (C - V) (C - V) được chấp nhận trong cả hai ngôn ngữ. Chỉ có điều vị trí của mệnh đề phụ đứng trước hay đứng sau mệnh đề chính không ảnh hưởng gì nhiều đến việc sử dụng các từ tạo dẫn trong tiếng Pháp, nhưng lại quy định khá chặt chẽ việc sử dụng các kết từ trong tiếng Việt. Có thể là cùng một kết từ, nhưng cũng có thể các kết từ không thay thế được cho nhau hoặc thay thế cho nhau một cách khiên cưỡng, khi đó chúng ta phải sử dụng các kết từ khác nhau. Thí dụ: - Si elle vient, je vais partir. - Nếu cô ấy đến, tôi sẽ đi. - Giả sử cô ấy đến, tôi sẽ đi. - Je vais partir si elle vient. - Tôi sẽ đi nếu cô ấy đến. * - Tôi sẽ đi giả sử cô ấy đến. Hai cấu trúc tiếng Pháp trên khi được chuyển sang tiếng Việt có thể chấp nhận một cấu trúc khác, đưa kết từ vào giữa cụm chủ vị của mệnh đề phụ (điều không thể trong tiếng Pháp). - Si elle vient, je vais partir. - Nếu cô ấy đến, tôi sẽ đi. - Cô ấy nếu đến, tôi sẽ đi. Cấu trúc tiếng Pháp có một kết từ chỉ điều kiện - giả thiết cũng có thể chuyển dịch sử dụng cấu trúc có kết từ sóng đôi (hô ứng tiếng Việt) theo công

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.