Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cải cách thể chế văn hóa của Trung Quốc

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Cải cách thể chế văn hóa từ năm 1978 đến nay là một lộ trình được Trung Quốc thực hiện bài bản nhằm nâng cao nội lực, mở rộng tầm ảnh hưởng, tăng khả năng lôi cuốn, ràng buộc về văn hóa trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt là đối với các nước láng giềng thuộc khu vực Đông Á. Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề buộc Việt Nam cần phải xem xét, lý giải và ứng phó. Bài viết nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm cải cách thể chế văn hóa ở Trung Quốc trong gần bốn thập kỷ qua, từ đó rút ra một số gợi mở chính sách đối với Việt Nam. | Cải cách thể chế văn hóa của Trung Quốc Nguyễn Thị Thu Phương* Tóm tắt: Cải cách thể chế văn hóa từ năm 1978 đến nay là một lộ trình được Trung Quốc thực hiện bài bản nhằm nâng cao nội lực, mở rộng tầm ảnh hưởng, tăng khả năng lôi cuốn, ràng buộc về văn hóa trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt là đối với các nước láng giềng thuộc khu vực Đông Á. Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề buộc Việt Nam cần phải xem xét, lý giải và ứng phó. Bài viết nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm cải cách thể chế văn hóa ở Trung Quốc trong gần bốn thập kỷ qua, từ đó rút ra một số gợi mở chính sách đối với Việt Nam. Từ khóa: Thể chế; thể chế văn hóa; cải cách thể chế văn hóa; Trung Quốc. 1. Mở đầu Nhiều nhà hoạch định chính sách quốc gia cho rằng, cải cách thể chế chính là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự phát triển. Với cách tiếp cận đó, từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã nỗ lực tiến hành cải cách thể chế văn hóa một cách tiệm tiến, có trọng tâm và bài bản nhằm giải phóng sức sản xuất, tăng khả năng sáng tạo, năng lực cạnh tranh, tầm ảnh hưởng của văn hóa, từng bước đưa quốc gia này vươn lên trở thành một cường quốc văn hóa mới như một phần tất yếu của quá trình hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”. 2. Nhận thức của Trung Quốc về cải cách thể chế văn hóa 2.1. Quan niệm về thể chế văn hóa Thể chế là một khái niệm phức tạp, nó thường được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách xem xét từ các góc độ khác nhau. Tại phương Tây, một trong những định nghĩa đầu tiên về thể chế được Thorstein Veblen đưa ra vào năm 1914. Theo ông: “Thể chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặc các quy tắc xác định hành vi 86 trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp nhận về cơ bản và sự tuân thủ các quy tắc đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyền lực bên ngoài khống chế” [1, tr.10]. Douglass Cecil North trong công trình “Thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế” cho rằng: “Thể chế là những quy tắc của trò chơi trong xã hội, hoặc nói một cách chính thức, là những giới hạn .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.