Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Mục đích Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông nghiên cứu một cách có hệ thống 26 văn bản sử thi Dăm Giông và môi trƣờng diễn xướng của nó nhằm xác định đặc điểm nghệ thuật của bộ sử thi Dăm Giông. Qua đó, phát hiện những tương đồng và dị biệt của nhóm sử thi này với sử thi khu vực Đông Nam Á và sử thi thế giới. | MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ năm 2001 đến năm 2007, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã tiến hành Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên. Kết quả là đã sƣu tầm, biên dịch và xuất bản thành sách gồm 75 tác phẩm sử thi (in trong 62 tập) của các tộc ít ngƣời dƣới hình thức song ngữ - tiếng dân tộc và tiếng phổ thông. Trong số này, có 30 sử thi của ngƣời Bahnar trên địa bàn 02 tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Đặc biệt, trong 30 sử thi Bahnar nói trên, có đến 26 sử thi nói về kì tích của nhân vật mang tên Dăm Giông; Số lƣợng 26 sử thi Dăm Giông này chiếm 1/3 trong số hơn 100 sử thi về Dăm Giông đã sƣu tầm đƣợc. Hiện nay, những sử thi Dăm Giông vẫn đang tồn tại và lƣu truyền trong cộng đồng ngƣời Bahnar ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tiếc rằng đến nay, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về 26 sử thi về Dăm Giông nói trên. Trong khi đó, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần đƣợc nghiên cứu từ bộ sử thi này nhƣ: vấn đề dịch thuật, vấn đề thể loại, ngay cả việc có nên gọi những sử thi Dăm Giông là chuỗi sử thi liên hoàn hay không và hệ thống nhân vật của nhóm sử thi, nghệ thuật diễn xƣớng, mối liên hệ với các sử thi Bahnar và các sử thi Tây Nguyên khác nhƣ thế nào, cần đƣợc làm rõ. Ngoài ra, đặc điểm nội dung, nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông, đặc điểm nhân vật anh hùng Dăm Giông, mối liên hệ của nhóm sử thi Dăm Giông với các sử thi trong khu vực Đông Nam Á, vẫn còn một khoảng trống cần đƣợc khảo sát. Những vấn đề trên đã thúc đẩy chúng tôi tham gia tìm hiểu, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu nhóm sử thi này. Bản thân ngƣời thực hiện đề tài là ngƣời đƣợc sinh ra, lớn lên và có 26 năm công tác tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum (quê hƣơng của những sử thi Dăm Giông), đã dành nhiều năm theo đuổi việc sƣu tầm, say mê nghiên cứu văn hóa, văn học địa phƣơng. Để chuẩn bị thực hiện đề tài này, tôi đã dành một năm để học tiếng Lào và khảo sát văn học Lào, Thái Lan, Campuchia với mong muốn mở rộng tìm xem mối 1 quan hệ giữa sử thi Tây .