Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công để phát triển kinh tế - Xã hội

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tài sản công là nguồn lực quan trọng của đất nước. Nguồn lực tài chính từ tài sản công được hiểu là tổng hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn tài chính để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Mời các cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết. | KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TS. TRẦN ĐỨC THẮNG, ThS. NGUYỄN TÂN THỊNH - Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) Tài sản công là nguồn lực quan trọng của đất nước. Nguồn lực tài chính từ tài sản công được hiểu là tổng hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn tài chính để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác có hiệu quả nguồn lực này là một trong những định hướng lớn trong quá trình xây dựng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Nguồn lực tài chính từ tài sản công Theo quan niệm chung, nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, vốn và thị trường. ở trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định. Nguồn lực được chia làm 02 nhóm: Nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng, phát triển kinh tế (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và khoa học, công nghệ) và nguồn lực không trực tiếp nhằm mục tiêu kinh tế nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển kinh tế (vị trí địa lý, đặc điểm văn hoá xã hội, thể chế chính trị - xã hội, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo ). Các nguồn lực trên khi được chuyển hóa thành giá trị sẽ tạo ra nguồn lực tài chính cho mỗi quốc gia. Điều 53 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”. Đây là lần đầu tiên chế định về “tài sản công” được hiến định, xác định cụ thể phạm vi tài sản công của quốc gia, chế độ sở hữu và trách nhiệm trong việc quản lý đối .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.