Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số vấn đề về xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển khu kinh tế cửa khẩu

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam ra đời phù hợp với quan điểm đổi mới mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước trong những năm trở lại đây. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải xây dựng, thiết kế hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp để xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu theo hướng hiện đại, đồng bộ, trở thành các vùng kinh tế chủ lực của từng tỉnh biên giới. | TÀI CHÍNH - Tháng 8/2016 Một số vấn đề về xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển khu kinh tế cửa khẩu Trần Báu Hà - Hà Tĩnh Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam ra đời phù hợp với quan điểm đổi mới mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước trong những năm trở lại đây. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải xây dựng, thiết kế hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp để xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu theo hướng hiện đại, đồng bộ, trở thành các vùng kinh tế chủ lực của từng tỉnh biên giới. • Từ khóa: Khu kinh tế cửa khẩu, biên giới, kinh tế, hội nhập. Khẳng định vai trò của khu kinh tế cửa khẩu Trong thời gian qua, hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh, của vùng khi có KKTCK nói riêng và của cả nước nói chung. Hiện nay, cả nước có 21 tỉnh trong tổng số 25 tỉnh biên giới đất liền có KKTCK, với tổng số 28 KKTCK và đến hết năm 2020, Việt Nam sẽ có 30 KKTCK. Sau khi có chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế cửa khẩu, nhiều nơi hiện đang hoạt động rất hiệu quả, là cửa ngõ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và xuất cảnh như: Tân Thanh, Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Lào Cai, Bát Xát (Lào Cai), Tà Lùng (Cao Bằng), Cầu Treo (Hà Tĩnh) và cả các cảng biển như cảng Đình Vũ (Hải Phòng), cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn Có những cửa khẩu hoạt động sầm uất và mang lại hiệu quả kinh tế cao như các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma (Lạng Sơn); Móng Cái, Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh). Quá trình phát triển các KKTCK đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các KKTCK năm 2012 đạt khoảng 11,88 tỷ USD (khoảng 5,2% của nước), trong đó giá trị xuất khẩu 5,58 tỷ USD, nhập khẩu 6,3 tỷ USD, chiếm khoảng 4,88% về giá trị xuất khẩu và 5,54% về giá trị nhập khẩu cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn KKTCK tăng bình .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.