Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bảo vệ người tố giác hành vi tham nhũng qua thăm dò dư luận xã hội về phòng, chống tham nhũng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết đề cập đến thực trạng và các giải pháp bảo vệ người tố giác hành vi tham nhũng dựa trên những số liệu khảo sát thực tế của Đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2006-2010”ở Việt Nam. | Bảo vệ người tố giác hành vi tham nhũng qua thăm dò dư luận xã hội về phòng, chống tham nhũng Đoàn Kim Thắng(*) Tóm tắt: Hiện nay, tham nhũng đang là một vấn nạn của xã hội và nếu không có sự tham gia của người dân thì công tác phòng, chống tham nhũng sẽ không đạt hiệu quả cao, bởi đa số những người có hành vi tham nhũng là những người có chức, có quyền. Vì lợi ích cá nhân, những người này sẵn sàng tấn công người tố giác mình với nhiều hình thức. Khi đó, nếu không được Nhà nước bảo vệ thì người dân sẽ không ai dám tiếp tục lên tiếng tố giác tham nhũng. Mặt khác, người tố giác hành vi tham nhũng luôn ở thế yếu cả về vị thế chính trị - xã hội lẫn tiềm lực kinh tế so với người có hành vi tham nhũng. Vì vậy, bảo vệ người tố giác và đấu tranh chống tham nhũng cùng gia đình họ bằng sức mạnh của pháp luật và an ninh là giải pháp quan trọng để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả. Bài viết đề cập đến thực trạng và các giải pháp bảo vệ người tố giác hành vi tham nhũng dựa trên những số liệu khảo sát thực tế của Đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2006-2010”(**) ở Việt Nam. Từ khóa: Điều tra xã hội học, Dư luận xã hội, Tham nhũng, Phòng chống tham nhũng (*)(**) Qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Những kết quả đạt được từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế tạo tiền đề quan (*) NCV chính, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Email: thangdk298@gmail.com (**) Đề tài do Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thực hiện năm 2010 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với dung lượng mẫu khảo sát là 800 bảng hỏi và 40 PVS; và năm 2011 tại các tỉnh/thành phố: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Bình Thuận với dung lượng mẫu khảo sát là 894 bảng hỏi và 98 PVS. Tác giả tham gia điều tra và viết báo cáo cuối cùng. trọng cho việc thực hiện .