Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hướng dẫn giải bài 68,69,70 trang 88 SGK Hình học 7 tập 2

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Với mong muốn giúp các em học sinh làm quen, luyện tập cũng như hệ thống lại kiến thức đã học một cách nhanh chóng và hiệu quả. tailieuXANH.com gửi đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 88. Tài liệu bao gồm lời giải chi tiết, rõ ràng tương ứng với từng bài tập trong SGK sẽ giúp cho các em học sinh ôn tập dễ dàng. Sau đây mời các em cùng tham khảo! | Bài 68 trang 88 SGK Hình học 7 tập 2 Cho góc xOy, hai điểm A,B lần lượt nằm trên Ox và Oy. a) Hãy tìm điểm M cách đều hai cạnh của góc xOy và cách đều hai điểm A,B. b) Nếu OA = OB thì có bao nhiêu điểm M thoả mãn yêu cầu ở câu a? Hướng dẫn giải bài 68 trang 88 SGK Hình học 7 tập 2: a)  Tìm M khi OA ≠ OB – Vì M cách đều hai cạnh Ox, Oy của góc xOy nên M nằm trên đường phân giác Oz của góc xOy (1) – Vì M cách đều hai điểm A,B nên M nằm trên đường trung trực của đoạn AB (2) Từ (1) và 92) ta xác định được điểm M là giao điểm của đường phân giác Oz của góc xOy và đường trung trực của đoạn AB. b) Tìm M khi OA = OB – Vì điểm M cách đều hai cạnh của góc xOy nên M nằm trên đường phân giác của góc xOy (3) – Ta có OA = OB. Vậy ΔAOB cân tại O. Trong tam giác cân OAB đường phân giác Oz cũng là đường trung trực của đoạn AB (4) Từ (3) và (4) ta xác định được vô số điểm M nằm trên Oz thỏa mãn điều kiện bài toán. Bài 69 trang 88 SGK Hình học 7 tập 2 Cho hai đường thẳng phân biệt không song song, không vuông góc với nhau là a và b, điểm M không nằm trên hai đường này. Qua M lần lượt vẽ đường thẳng c vuông góc với a tại P, cắt b tại Q và vẽ đường thẳng d vuông góc với b tại R, cắt a tại S. Chứng minh rằng đường thẳng qua M vuông góc với SQ cũng đi qua giao điểm của a và b. Hướng dẫn giải bài 69 trang 88 SGK Hình học 7 tập 2: Vì a và b không song song nên chúng cắt nhau giả sử tại A. Xét tam giác AQS có: QP ⊥ AS vì QP ⊥ a. SR ⊥ AQ vì SR ⊥ b. Ta có QP và RS cắt nhau tại M Vậy M là trực tâm của ΔAQS. => Đường thẳng đi qua M và vuông góc với QS tại H sẽ là đường cao thứ ba của ΔAQS. Vậy MH phải đi qua đỉnh A của ΔAQS hay đường thẳng vuông góc với QS đi qua giao điểm của a và b (Điều phải chứng minh). Bài 70 trang 88 SGK Hình học 7 tập 2 Cho A, B là hai điểm phân biệt và d là đường trung trực của đoạn thẳng AB. a) Ta ký hiệu PA là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d có chứa điểm A (không kể d). Gọi N là một điểm của PA và M là giao .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.