Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thờ cúng thành hoàng ở Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Hoạt động thờ cúng Thành hoàng làng đã để lại kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và quý giá. Bài viết này giới thiệu khái quát về thờ cúng Thành hoàng làng ở Việt Nam, cũng như quá trình văn bản hóa sự tích Thành hoàng làng người Việt qua nguồn tài liệu Hán Nôm. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2014 115 ĐINH KHẮC THUÂN* THỜ CÚNG THÀNH HOÀNG Ở VIỆT NAM QUA TÀI LIỆU HÁN NÔM Tóm tắt: Thờ cúng Thành hoàng ở Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ thờ cúng Thành hoàng ở Trung Quốc. Đồng thời, thờ cúng Thành hoàng còn có nguồn gốc từ thờ cúng thần linh phổ biến ở người Việt nhằm tưởng nhớ người có công với dân làng và mong muốn được thần che chở, phù trì. Hoạt động thờ cúng Thành hoàng làng đã để lại kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và quý giá. Bài viết này giới thiệu khái quát về thờ cúng Thành hoàng làng ở Việt Nam, cũng như quá trình văn bản hóa sự tích Thành hoàng làng người Việt qua nguồn tài liệu Hán Nôm. Từ khóa: Thờ cúng Thành hoàng, Nho giáo, thần làng, đình làng. 1. Khái lược về thờ cúng Thành hoàng làng ở Việt Nam 1.1. Nguồn gốc thờ cúng Thành hoàng làng người Việt Nói đến Thành hoàng, ai cũng đều rõ là tên gọi từ Trung Quốc, chỉ vị thần bảo hộ, nhưng bảo hộ nơi đô hội và thành trì, bởi vì “thành” là thành lũy và “hoàng” là hào sâu bao bọc thành lũy. Còn Thành hoàng ở Việt Nam là Thành hoàng làng, thần bảo hộ của làng xóm, thường gắn với ngôi đình1. Thành hoàng ở Trung Quốc có từ rất xa xưa, nhưng vấn đề thời điểm du nhập và trở thành hình thức thờ cúng ở Việt Nam thì đang còn những kiến giải khác nhau. Trong đó có hai mốc thời gian được giả định: một là vào cuối thế kỷ XIII hoặc đầu thế kỷ XIV, khi Nho giáo bắt đầu thịnh hành ở Việt Nam; hai là vào thế kỷ XV, khi Nho giáo phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước2. Ở Trung Quốc, Thành hoàng bảo vệ cho cư dân đô thị xuất hiện rất sớm, nhưng thư tịch ghi lại sớm nhất là vào năm 555, thuộc Bắc Tề. Đến thời Đường, thờ cúng Thành hoàng khá thịnh hành. Đến thời Tống, việc cúng tế Thành hoàng được liệt vào điển lễ thờ phụng. Sang đến thời * PGS.TS., Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 116 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 Minh, thờ cúng Thành hoàng đạt đến đỉnh cao. Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ, 1368 - 1399) chủ trương tăng .