Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 142 SGK Lịch sử 7
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nhằm giúp các em hệ thống lại kiến thức và nắm vững phương pháp giải các bài tập 1,2,3,4 SGK trang 142. tailieuXANH.com gửi đến các em tài liệu giải bài tập Chế độ phong kiến nhà Nguyễn dưới đây. Tài liệu bao gồm các gợi ý trả lời cụ thể cho từng bài tập. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em. Chúc các em học tốt! | Bài tập 1 trang 142 SGK Lịch sử 7 Những điều kiện gì mới để phát triển kinh tế thuận lợi? Hướng dẫn giải bài 1 trang 142 SGK Lịch sử 7 Để trả lời câu hỏi ở nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện gì mới để phát triển kinh tế thuận lợi, cần biết ở thời kì này đất nước đã thống nhất có điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế (khai thác và huy động được nhân tài vật lực, các nguồn tài nguyên của cả nước.). Được kế thừa các thành tựu về kinh tế công thương nghiệp của các thế kỉ XVI, XVII, XVIII, nên có thuận lợi để tiếp tục phát triển. Bài tập 2 trang 142 SGK Lịch sử 7 Tóm tắt những nét chính các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị, kinh tế, đối ngoài, xã hội. Hướng dẫn giải bài 2 trang 142 SGK Lịch sử 7 Về chính trị: Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt Niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền : vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương ; ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm l8l5. Các năm 1831- l832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên) ; quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước. Về nông nghiệp Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền; đặt lại chế độ quân điền. Tuy một số huyện mới được thành lập (lấn biển) Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và hàng trăm đồn điền được thành lập ở Nam Kì, nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. Thời Tự Đức, đê Văn Giang (Hưng Yên) l8 năm liền bị vỡ. Về công thương nghiệp Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu. Ngành khai thác mỏ được mở rộng, nhưng cách khai thác còn lạc hậu và hoạt động thất thường. Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng phân tán, thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng .