Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ngộ độc thuốc gây tê cục bộ

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nội dung bài viết "Ngộ độc thuốc gây tê cục bộ" trình bày những điều cần thiết trong thực hành gây tê cục bộ, cơ sở lý thuyết gây tê cục bộ, cơ chế bệnh sinh gây tê cục bộ, nguyên nhân, dịch tễ, tiên lượng, giáo dục bệnh nhân và biểu hiện lâm sàng của ngộ độc thuốc gây tê cục bộ. | BSNT. Nghiêm Huyền Trang, ThS. BS. Lương Quốc Chính NGỘ ĐỘC THUỐC GÂY TÊ CỤC BỘ BSNT. Nghiêm Huyền Trang1 , ThS. BS. Lương Quốc Chính2 [1] Bác sĩ Nội trú (BSNT) K40 - Chuyên ngành Truyền nhiễm, ĐH Y Hà Nội [2] Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai Nguồn bài dịch: Local Anesthetic Toxicity - Medscape A. TỔNG QUAN I. NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT TRONG THỰC HÀNH Trong hầu hết các trường hợp, gây tê cục bộ rất an toàn, tuy nhiên nó có thể gây ngộ độc nếu được sử dụng không thích hợp. Và ngay cả khi đã được sử dụng thích hợp nhưng vẫn có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn. Độc tính của thuốc gây tê cục bộ và thuốc gây tê thẩm thấu có thể có tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân. Phần lớn độc tính toàn thân của thuốc gây tê thường ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương hoặc hệ tim mạch. 1. Dấu hiệu và triệu chứng Các biểu hiện điển hình của ngộ độc thuốc gây tê cục bộ xảy ra từ 1 đến 5 phút sau khi tiêm, nhưng có thể dao động từ 30 giây tới 60 phút[1]. Các biểu hiện độc tính có thể được phân loại như sau: + Hệ thần kinh trung ương + Hệ tim mạch + Hệ tạo máu + Dị ứng + Mô tại chỗ Biểu hiện thần kinh trung ương Về kinh điển, ngộ độc hệ thống bắt đầu với các triệu chứng kích thích thần kinh trung ương như: + Tê quanh miệng và/hoặc lưỡi. + Vị kim loại. http://bacsinoitru.vn BSNT. Nghiêm Huyền Trang, ThS. BS. Lương Quốc Chính + Đau đầu nhẹ. + Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. + Rối loạn thị giác và thính giác (khó tập trung và ù tai). + Mất định hướng. + Tình trạng ngủ gà. Với liều cao hơn, thần kinh trung ương ở trạng thái bị kích thích nhanh chóng chuyển sang trạng thái ức chế, có các biểu hiện sau: + Co quắp cơ. + Co giật. + Bất tỉnh. + Hôn mê. + Suy hô hấp, ngừng hô hấp. + Suy tuần hoàn, ngừng tuần hoàn. Biểu hiện tim mạch + Đau ngực. + Khó thở. + Đánh trống ngực. + Đau đầu nhẹ. + Toát mồ hôi. + Hạ huyết áp. + Ngất xỉu. Biểu hiện huyết học Methemoglobin thường gặp ở các trường hợp sử dụng benzocain; tuy nhiên, cũng có trường hợp sử dụng lidocain và prilocain. Ở mức độ thấp .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.