Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu luận: Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tiểu luận "Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch" trình bày các nội dung sau: Tổng quan về hạt lúa, khát quát quy trình trồng lúa, quy trình thu hoạch lúa, bảo quản thóc sau thu hoạch,. | Thông thường trong ruộng lúa, toàn bộ các bông lúa không thể chín hoàn toàn cùng một thời điểm, vì có bông lúa trỗ trước thì chín trước, bông lúa trỗ sau thì chín sau. Thậm chí trong cùng một bông lúa, các hạt ở đầu bông chín trước, các hạt ở cuối bông chín sau. Hạt lúa ở các nhánh gié cấp I chín trước, hạt lúa ở nhánh giéo cấp II chín sau Vì thế, không thể chờ tất cả các hạt lúa của bông lúa và các bông lúa trong ruộng lúa đều chín hoàn toàn mới thu hoạch, mà chỉ cần khoảng 85% số bông lúa có khoảng 80% số hạt chắc trên bông đã chín (màu hạt chín đặc trưng của giống lúa) và hầu hết các hạt chắc ở cổ bông lúa đã chín sáp là có thể thu hoạch được. Thu hoạch lúa có hai phương thức cơ bản là thu thủ công hay thu bằng máy móc. Thu thủ công là phương thức cổ truyền và thích hợp với mọi tình trạng của ruộng lúa như: Lúa đứng, lúa ngã, diện tích ruộng lớn hay nhỏ, nhưng năng suất thu hoạch thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực nhân công thời vụ. Thu hoạch bằng máy thì năng suất lao động cao, nhưng chỉ áp dụng được ở những chân ruộng đất khô hoặc không bị lún. Cho nên, tùy theo điều kiện nơi trồng lúa, tùy theo tình trạng ruộng lúa, chúng ta lựa chọn phương thức thu hoạch lúa cho phù hợp để tăng năng suất lao động, góp phần hạ giá thành sản phẩm

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.