Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nhằm cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Luận văn "Thực trạng và giải pháp nhằm cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam" với các nội dung chính như sau: Lý luận chung về bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội, nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam - thực trạng và giải pháp | Việc sử dụng quỹ BHXH dùng cho hai mục đích đó là chỉ trợ cấp các chế độ và chi quản lý hành chính sự nghiệp. Theo Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 thì hệ thống BHXH của nước ta bao gồm 6 chế độ, đó là: Thai sản, ốm đau, tai nạn lao động và bênh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Chính sách BHXH gắn chặt với chính sách tiền lương và đan xen với nhiều chính sách xã hội khác, chính vì vậy việc chi BHXH cho các chế độ này có nhiều tiêu cực và bất hợp lý, đặc biệt là chế độ mất sức lao động và hưu trí (có những người về hưu ở tuổi 40 hay những người nghỉ mất sức lao động lại khoẻ hơn nhiều người lao động khác). Do có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý và thực hiện BHXH (Bộ Lao động, Công đoàn, Bộ Tài chính) nên việc quản lý được tiến hành chồng chéo lên nhau, kém hiệu quả, chi phí quản lý bị đẩy lùi lên cao. Do bộ máy quản lý cồng kềnh, kém năng lực. Điều này khiến cho chi BHXH là một gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Khi nước ta bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (năm 1986). Các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cả nước không còn được bao cấp, phải tiến hành hạch toán độc lập. Lúc này hệ thống BHXH Việt Nam nói chung và việc quản lý quỹ BHXH nói riêng đã bộc lé ra nhiều khuyết điểm lớn. Thu BHXH từ các doanh nghiệp trong cả nước là không đáng kể. Việc chi BHXH phần lớn vẫn do ngân sách nhà nước đảm nhận. (năm 1987 97,23% do ngân sách nhà nước đảm nhận chỉ thu được 2,77%) điều này đòi hỏi một nhu cầu rất bức thiết đó là phải đổi mới các chính sách về BHXH nói chung và việc tổ chức thu, chi và quản lý quỹ BHXH nói chung nhằm đảm bảo được tính kinh tế và tính xã hội của BHXH.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.