Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu tri thức bản địa của người Bahnar trong khai thác và sử dụng tài nguyên rừng ở vùng đệm vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Dân tộc Bahnar là một trong các dân tộc bản địa Tây Nguyên giàu bản sắc văn hóa. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho những hoạch định chính sách phát triển bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Bahnar. chi tiết nội dung bài viết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI BAHNAR TRONG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI NGUYỄN THỊ THU HÀ Trường Ca ẳng ư h Gia Lai Dân tộc Bahnar thuộc hệ ngữ Nam Á, nhóm Môn-Kh’me, là một trong các dân tộc bản địa Tây Nguyên giàu bản sắc văn hóa, sinh tụ chủ yếu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Kon Tum [1, 6, 7, 9]. Đồng bào dân tộc Bahnar sống hài hòa, gắn bó và phụ thuộc vào rừng đã đúc kết nên hệ thống tri thức bản địa trong khai thác và sử dụng tài nguyên rừng. Hệ thống tri thức này phong phú về nội dung, đa dạng về thể thức, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đang bị mai một, biến cải trước sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho những hoạch định chính sách phát triển bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Bahnar. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp "Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân" (Participatory Rural Appraisal-PRA) [1, 4, 5, 8] được thực hiện với 294 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đối với các hộ dân 4 xã vùng đệm vào 4 đợt (bảng 1), nội dung phỏng vấn tập trung vào loại sản phẩm, thời gian, cách thức, đối tượng tham gia (giới tính, tuổi) khai thác, mục đích sử dụng và những thay đổi trong giai đoạn hiện nay. ng 1 Số hộ tham gia, thời gian phỏng vấn tại vùng đệm Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh Xã Đắkrong Ayun Hà Đông Tổng Kroong Làng Hyer Vai Viêng Đekjieng Kon Lốc 1 Kon Bông 2 Kon Nát Kon Jot P Ngal Tăng Kta - Số hộ 30 40 30 23 23 45 25 28 24 26 294 Thời gian 10-18/3/2013 15-22/4/2013 2-10/4/2013 10-20/10/2012 - II. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tri thức bản địa người Bahnar trong khai thác và s dụng gỗ Kết quả điều tra cho thấy, ở vùng đệm VQG Kon Ka Kinh, 91% nhà của người Bahnar được làm bằng gỗ. Họ nhận thức rằng, gỗ là tài nguyên quý, có nhiều loại, mỗi loại thích hợp với một mục