Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đọc lại bài minh mang niên đại Càn Thống 19 (1611) hiện còn trên chuông lớn chùa Viên Minh ở Cao Bằng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bằng kết quả khảo chứng văn bản học, và vận dụng các nguồn tư liệu liên quan để đối chiếu, trong bài viết này, tác giả đã cung cấp một cách hiểu mới về nội dung bài minh chuông chùa Viên Minh. Qua đó, đã đưa ra các căn cứ gốc gác cho việc mường tượng về kinh đô và vương quốc của nhà Mạc trong thời kỳ đầu ở Cao Bằng. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 47 ĐỌC LẠI BÀI MINH MANG NIÊN ĐẠI CÀN THỐNG 19 (1611) HIỆN CÒN TRÊN CHUÔNG LỚN CHÙA VIÊN MINH Ở CAO BẰNG Chu Xuân Giao* Lời mở: Ngôi cổ tự Viên Minh được trùng tu thời Càn Thống tại kinh đô Cao Bình Ở một nghiên cứu mới công bố gần đây [Chu Xuân Giao 2015b], bằng vào kết quả khảo cứu tư liệu tại chỗ, có đối chiếu với các nguồn thư tịch khác nhau, chúng tôi đã đi sâu luận giải về dòng niên đại đi kèm bài minh bằng Hán văn hiện còn thấy trên chuông chùa Viên Minh ở Cao Bằng. Dòng niên đại ấy đã bị mờ mòn nhiều, rất khó đọc, từng bị bỏ quên, hoặc ghi không thống nhất trong các thư tịch cũ cũng như các công trình nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, việc đúc chuông chùa Viên Minh và khắc bài minh lên đó là vào dịp tiết Hoa Triêu năm Tân Hợi, niên hiệu Càn Thống thứ 19, thời vua Mạc Kính Cung, tính sang dương lịch là năm 1611. Lần đầu tiên, dòng niên đại được khôi phục đầy đủ là: Long tập Càn Thống vạn vạn niên chi thập cửu, tuế tại Tân Hợi, Hoa Triêu tiết cốc nhật 龍集乾統萬萬年 之十九歲在辛亥花朝節穀日. Tiếp nối kết quả nghiên cứu trên, ở bài viết này, chúng tôi đi sâu luận giải nội dung toàn văn của bài minh trên cơ sở đối chiếu hai nguồn tư liệu chính, là: 1) Nguyên bản khắc năm 1611 hiện còn thấy trên chuông (xem Ảnh 1 và 2). Bản chép được xem là của Nguyễn Hựu Cung (Bế Hựu Cung) ở thập niên 1800-1810 trong cuốn Cao Bằng thực lục [Nguyễn Hựu Cung 1810: 93-95]. Bản chép của Nguyễn Hựu Cung có vài chỗ xuất nhập với những phần nguyên bản còn đọc được. Ngược lại, có nhiều chỗ trong nguyên bản đã rất mờ hoặc mờ hoàn toàn (không còn nét nào, nên không thể đọc được) thì lại thấy có trong bản chép của Nguyễn Hựu Cung. Thêm nữa, bản chép của Nguyễn Hựu Cung, như đã chỉ ra ở bài viết trước [Chu Xuân Giao 2015b: 21, 24-25], thì không đầy đủ, vẫn còn bỏ sót hẳn một số câu trong bài minh, và ngay dòng niên đại cũng không đúng hoàn toàn. Công việc đối chiếu một cách tỉ mỉ giữa hai nguồn tư liệu, đến hiện tại, chưa từng