Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật cuả người Khơme Nam Bộ
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nội dung chính của bài viết chủ yếu phân tích phật giáo có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam nói chung, đối với văn hóa Khơme Nam Bộ nói riêng. Bài viết phân tích ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với văn hóa của người Khơme Nam Bộ trên bình diện ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật. | Ảnh hưởng của Phật giáo Nam Tông. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI KHƠME NAM BỘ TRANG THIẾU HÙNG * Tóm tắt: Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam nói chung, đối với văn hóa Khơme Nam Bộ nói riêng. Bài viết phân tích ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với văn hóa của người Khơme Nam Bộ trên bình diện ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc, hội họa); qua đó chỉ ra sự cần thiết phát huy giá trị của ngôn ngữ, chữ viết và văn học nghệ thuật Khơme. Từ khóa: Phật giáo, Nam tông, nghệ thuật Khơme. Dân tộc Người Khơme Nam Bộ hầu hết theo Phật giáo Nam tông (giáo nghĩa là Phật giáo Tiểu thừa). Trải qua nhiều thế kỷ thâm nhập, Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân tộc Khơme Nam Bộ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với ngôn ngữ, văn học và một số loại hình nghệ thuật của người Khơme Nam Bộ. 1. Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với ngôn ngữ Theo quyển Lịch sử văn minh thế giới do Lê Phụng Hoàng chủ biên, thì “Chữ Khơme cổ xuất hiện lần đầu tiên trên minh văn Ăng-co Borey năm 611, phát triển và hoàn chỉnh dần đến thế kỷ thứ XV thì hoàn toàn chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thống văn bản Khơme”(1). Theo Lê Hương trong quyển Người Việt gốc Miên(2) xuất bản tại Sài Gòn năm 1969, thì nguồn gốc chữ Khơme do người Khơme dùng chữ Sanscrit (Bắc Phạn) sáng chế ra. Ban đầu, các vị Quốc vương Khơme chọn đạo Bàlamôn làm Quốc giáo, nên các tu sĩ Ấn Độ dùng chữ Sanscrit để ghi chép những kinh sách và việc làm của nhà vua. Người đời sau tìm thấy những bản văn ấy khắc ở bia đá, cột đền, cửa tháp. Vào thế kỷ thứ VI, người Khơme lấy nét chữ này đặt văn phạm tạo thành một thứ chữ riêng biệt. Từ đây người Khơme chính thức có chữ viết của mình. Cũng theo tác phẩm này, khi tiếp nhận Phật giáo được truyền bá đến bằng chữ Pali (Nam Phạn), thì các trí thức Khơme lấy thêm nhiều danh từ áp dụng vào ngôn ngữ của mình cho đến ngày nay. Như vậy, ở góc nhìn khái quát, .