Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu xử lí chì trong nước thải phòng thí nghiệm hóa bằng vật liệu đá ong biến tính và đất sét nung
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nội dung bài viết là nghiên cứu phương pháp xử lí kim loại nặng trong nước thải công nghiệp bằng chất trợ lắng PAC và NaOH với hệ thống bể trộn tự động, bơm hút li tâm đã được áp dụng tại một số khu công nghiệp nhưng khá tốn kém về kinh phí và diện tích lắp đặt. Với công suất nước thải thí nghiệm nhỏ từ các trường đại học, viện nghiên cứu thì sử dụng hệ thống lắng lọc tự động là lãng phí. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU XỬ LÍ CHÌ TRONG NƯỚC THẢI PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA BẰNG VẬT LIỆU ĐÁ ONG BIẾN TÍNH VÀ ĐẤT SÉT NUNG Đinh Thị Lan Phương1, Nguyễn Thị Liên1 Tóm tắt: Môi trường nước mặt Việt Nam đang trở nên ô nhiễm trầm trọng. Nước thải từ các khu công nghiệp, các phòng thí nghiệm chưa qua xử lí xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung. Các kim loại nặng như chì có trong nước thải là mối đe dọa đến sức khỏe con người. Xử lí kim loại nặng trong nước thải công nghiệp bằng chất trợ lắng PAC và NaOH với hệ thống bể trộn tự động, bơm hút li tâm đã được áp dụng tại một số khu công nghiệp nhưng khá tốn kém về kinh phí và diện tích lắp đặt. Với công suất nước thải thí nghiệm nhỏ từ các trường đại học, viện nghiên cứu thì sử dụng hệ thống lắng lọc tự động là lãng phí. Các vật liệu rẻ tiền và phổ biến tại Việt Nam như đất sét, đá ong, than củi để lọc chì trong nước thải không chỉ cho hiệu quả cao, tiết kiệm không gian mà còn thân thiện với môi trường. Thử nghiệm tại phòng thí nghiệm Hóa học (Đại học Thủy lợi), nước thải chì được thu gom xử lí riêng, kết quả thu được: 2,4kg vật liệu (đất sét nung, đá ong biến tính, than củi) có khả năng lọc 24 lít nước thải chì nồng độ 207ppm giảm xuống còn 0,10069 ± 0,00095ppm nằm trong giới hạn QC nước thải công nghiệp 40:2011 BTNMT. Từ khóa: Nước thải, kim loại chì, đá ong biến tính, đất sét nung 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Phần lớn nước thải thí nghiệm chứa các kim loại nặng nguy hại (Pb, Cd, Hg, Cr.) không qua xử lý xả thẳng ra môi trường (Trần Hiếu Nhuệ, 2012). Kim loại nặng đi vào môi trường sẽ tích lũy trong nước, trầm tích, đất canh tác và tồn dư trong nông thủy hải sản. Để thải loại chì bị tích tụ trong cơ thể phải mất 30÷40 năm (Nguyễn Kim Sơn, 2015). Nhiều công trình xử lý thực tế đã áp dụng các kỹ thuật khác nhau, chẳng hạn xử lí nước thải công nghiệp bằng hóa chất trợ lắng polyaluminum chloride (PAC) và kiềm (NaOH) để loại bỏ kim loại nặng trong nước thải. Kỹ thuật dùng PAC và NaOH với các kiểu bể trộn đứng, trộn cơ khí, bể tạo bông có .