Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Chuyện của thiên tài: Phần 2

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Phần 2 ebook gồm 10 câu chuyện nhỏ, như những tâm sự, bộc bạch của tác giả về con người, cuộc đời. chi tiết nội dung tài liệu. | XI. 19.11.03 Hôm nay chị bạn ra viện. Lại đến lúc thay băng và họ lại lùa hết người thân bệnh nhân ra. Bạn lại lang thang. Đôi mắt luôn nhìn thẳng nhưng chẳng nhìn vào ai cả. Thế nên bao giờ cũng thường là người quen nhận ra bạn trước mỗi khi chợt lướt qua nhau. Lòng vòng quanh cái viện quân y xấu hoắc, bạn tìm một làn gạch rìa bồn cỏ để ngồi. Đưa mắt quanh quất. Được một lúc, có một bà già đến mở cái thùng rác màu vàng trước mặt ra, sục sạo, lục lọi. Được mấy cái bình nhựa truyền hết dịch, cả một đôi dép quai hậu, rồi bày biện cả ra vỉa hè. Bà già hình như chột mắt, cử chỉ có vẻ khỏe mạnh và bất cần. Chả quan tâm đến gì ngoài những cái thùng rác. Chẳng có gì để thấy xót thương. Đó cũng là một công việc, thậm chí, nhàn nhã. Và bà già cần nhiều hộp nhựa hơn là lòng thương hại đâu đâu. Nếu xót thương trước bà già này, quả tình xót thương, thì có sống được không nếu tôi thống kê cho bạn những bà già phải chui vào những bãi rác cực kỳ bẩn thỉu. Cả phụ nữ nửa, cả trẻ em nữa. Và họ còn phải chui vào những chỗ bẩn thỉu hơn những bãi rác bẩn thỉu nữa. Bất cứ nơi nào cũng vô số những con người như vậy. Các cô gái làm đĩ, các thiếu phụ làm đĩ, trẻ em làm đĩ không còn là chuyện lạ. Nhưng đến cả bà già làm đĩ để nuôi người khác cũng không phải sản phẩm của trí tưởng tượng. Nên bạn đừng ban phát lòng xót thương bừa bãi. Vì nó sẽ chóng hết lắm khi bạn thấy sự thương cảm đã nhàm, những cảnh đời éo le càng ngày càng hiện lên dày đặc và rõ ràng hơn với đôi mắt rách mất lớp màng ngây thơ. Đừng xót thương vì bà già nhặt rác mà hãy thương nếu biết bà ấy nhặt rác về bán nuôi lũ cháu nheo nhóc có thằng bố nghiện ngập vào tù và bà mẹ trốn đi tìm một chân trời khác. Còn nếu không biết gì, cứ để bà già yên tâm với công việc của bà ấy. Và lòng quả thấy băn khoăn thì hãy cho bà ấy tiền hoặc đến tận nhà thăm hỏi. Hoặc trò chuyện với bà ấy nếu bà ấy có hứng thú tâm sự. Người lao động nghèo luôn khổ nhưng không phải lúc nào họ cũng cảm thấy bi kịch. Bi kịch chỉ đến khi họ bắt đầu khao

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.