Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Để trở thành nhà quản lý hiệu quả: Phần 1 - NXB Lao động xã hội
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Phần 1 ebook gồm các câu chuyện: Những ngộ nhận về quản lý, động lực thúc đẩy nhà quản lý, định nghĩa lại công việc của một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, nhà quản lý và nhà chuyên môn, hòa hợp tầm nhìn,. chi tiết nội dung tài liệu. | Chìa khóa để trở thành nhà quản lý giỏi Trở thành nhà quản lý là mục đích thăng tiến của rất nhiều người và cũng được coi là một mốc quan trọng trên con đường sự nghiệp. Nhưng quản lý là một công việc đặc biệt khó, và trở thành người quản lý giỏi lại càng khó. Trong một doanh nghiệp, có ba vai trò quan trọng mà chủ doanh nghiệp phải đảm nhiệm: Chủ doanh nghiệp, Nhà quản lý và Nhà chuyên môn. Trong ba vai trò này, Nhà quản lý có đặc thù là trung gian giữa Chủ doanh nghiệp và Nhà chuyên môn, điều này khiến Nhà quản lý dễ rơi vào nhiều cái “bẫy” hơn cả. Những cái “bẫy” Nhà quản lý hay mắc phải là: đồng nhất tầm nhìn, mục tiêu của Chủ doanh nghiệp với tầm nhìn, mục tiêu của chính mình hoặc coi nhiệm vụ của mình là thực thi tầm nhìn, mục tiêu của Chủ doanh nghiệp; sa lầy vào công việc chuyên môn; đặt nhầm trọng tâm quản lý vào con người thay vì các hệ thống, quy trình; nhận thức không đúng về các chiến lược mà Nhà quản lý cần xây dựng Vậy, làm thế nào để khắc phục những ngộ nhận về quản lý đó và trở thành Nhà quản lý xuất sắc? Gerber đã quan sát được và đưa vào cuốn sách EMyth: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả, đó là: Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều khởi đầu với một vài “chuyên gia” – những người có khả năng đặc biệt và yêu thích một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như người lập trình máy tính, thợ máy, nhạc sỹ hay luật sư. Khi lên kế hoạch phát triển sự nghiệp của mình, những người này thường “lái” doanh nghiệp theo hướng ưu tiên tối đa cho công việc chuyên môn, mặc kệ những khía cạnh khác của kinh doanh. Thiếu mất những mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, họ nhanh chóng nhận ra mình bị quá sức, thiếu nhân sự, và thậm chí là sụp đổ. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất: Sau thất bại, những người này lại trở nên ghét bỏ chính công việc mà mình từng tâm huyết và yêu quý. Giải pháp mà Gerber đề xuất trong cuốn sách đáng để tất cả những người chủ doanh nghiệp – đặc biệt là những chuyên gia (như trên đã nói tới) tham khảo, từ đó áp dụng để cân bằng hoạt động .