Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề về địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Khái quát quy định tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới về địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Luận văn khái quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến nay về quy định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. | Địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Đoàn Thị Phương Thảo Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Độ Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu một số vấn đề về địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Khái quát quy định tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới về địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Khái quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến nay về quy định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành liên quan đến chế định địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và việc thực hiện quy định pháp luật trong thực tiễn, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật. Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo; Tố tụng hình sự Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại hội đồng liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn toàn thế giời về quyền con người. Tuyên ngôn được coi như thước đo chung cho mọi dân tộc, mọi quốc gia, tổ chức, cá nhân cần đạt tới, cũng như sử dụng trong việc đánh giá sự tôn trọng và thực hiện các quyền con người. Trong Tuyên ngôn, toàn thế giới thống nhất nhấn mạnh rằng: "Tấ t cả mọi người đề u bình đẳ ng trước pháp luật và được pháp luật bảo vê ̣ như nhau không có bấ t cứ sự phân biê ̣t nào". Sự nhấn mạnh này được các quốc gia trên toàn thế giới nỗ lực thực hiện. Việt Nam cũng không nằm ngoài các quốc gia tôn trọng và bảo vệ các quyền còn người, luôn đảm bảo cho mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ, không có sự phân biệt nào. Trong pháp luật tố tụng hình sự, việc đảm bảo cho những người tham gia tố tụng được bình đẳng và được pháp luật bảo vệ cũng được Việt Nam tôn trọng và thực hiện triệt để đặc biệt là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bởi vì, theo Mác "Nhà nước