Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về đại diện lao động và điều chỉnh pháp luật đối với đại diện lao động, đề xuất hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam trên cả hai bình diện điều chỉnh pháp luật và áp dụng pháp luật. | Pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện Legislation on labor representatives in Vietnam - Status and direction of perfection NXB H. : Khoa Luật, 2014 Số trang 244 tr. + Đào Mộng Điệp Khoa Luật Luận án TS ngành: Luật kinh tế; Mã số: 62.38.50.01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu; TS. Nguyễn Thị Kim Phụng Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Đại diện lao động Content 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đại diện lao động là một thuật ngữ được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, được quy định trong các công ước quốc tế cũng như trong hệ thống pháp luật quốc gia. Ở Việt Nam, trong Nghị định số 233/HĐBT ngày 22/6/1990 và Nghị định số18/CP ngày 26/12/1992 đều đã quy định về đại diện lao động trong đó xác định đại diện lao động là tổ chức công đoàn được thành lập để đại diện và bảo vệ quyền lợi của tập thể lao động hoặc là người do tập thể lao động cử ra đại diện cho tập thể lao động ở nơi chưa có tổ chức công đoàn. Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, tổ chức công đoàn là tổ chức duy nhất được thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động trong quan hệ lao động. Để khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như: Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001); Luật Công đoàn năm 1990; Luật Công đoàn năm 2012; Bộ luật Lao động 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002, 2006, 2007; Bộ luật Lao động 2012 Có thể nói, hệ thống văn bản pháp luật này đã tạo hành lang pháp lý cho tổ chức công đoàn thực hiện chức năng của mình. Như vậy, vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn được pháp luật ghi nhận và theo đó công đoàn có vị trí vai trò và chức năng đặc biệt, “là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.