Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết giới thiệu về vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã được các tộc người quan tâm chú ý từ rất lâu. Để bảo vệ, khai thác và quản lý vấn đề này, họ đã tạo ra những thế ứng xử hài hòa giữa con người và thế giới tự nhiên. Đó là những nguyên tắc, cách ứng xử được được áp dụng trong cuộc sống của các dân tộc thiểu số để nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và bảo tồn sự hài hoà giữa con người và thế giới tự nhiên. Các tộc người đều có những biện pháp bảo vệ môi trường riêng của mình, mà một trong những biện pháp được coi là có hiệu quả nhất chính là các điều khoản của Luật tục dân gian đã tồn tại hàng ngàn đời nay trong xã hội của họ. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 3 (2015) 71-79 Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam (Qua Luật tục của một số dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên) Hoàng Văn Quynh* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 7 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 8 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 8 năm 2015 Tóm tắt: Vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã được các tộc người quan tâm chú ý từ rất lâu. Để bảo vệ, khai thác và quản lý vấn đề này, họ đã tạo ra những thế ứng xử hài hoà giữa con người và thế giới tự nhiên. Đó là những nguyên tắc, cách ứng xử được được áp dụng trong cuộc sống của các dân tộc thiểu số để nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và bảo tồn sự hài hoài giữa con người và thế giới tự nhiên. Các tộc người đều có những biện pháp bảo vệ môi trường riêng của mình, mà một trong những biện pháp được coi là có hiệu quả nhất chính là các điều khoản của Luật tục dân gian đã tồn tại hàng ngàn đời nay trong xã hội của họ. Từ khóa: Luật tục, Tài nguyên thiên nhiên và môi trường, dân tộc thiểu số, Tây Bắc, Tây Nguyên 1. Khái niệm luật tục hay tập quán pháp ở Việt Nam có thể gọi với nhiều tên gọi khác nhau, như là "Luật địa phương", "Luật dân gian". Đây là một hiện tượng xã hội phổ quát của nhân loại ở thời kỳ phát triển tiền công nghiệp và còn tồn tại đến ngày nay với những mức độ khác nhau ở nhiều tộc người trên thế giới, nhất là các tộc người châu Á và châu Phi. Luật tục về cơ bản là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương về cách ứng xử và quản lý cộng đồng còn tồn tại ở hầu khắp các dân tộc ở nước ta, không kể đó là dân tộc gì, ít người hay đa số [2]. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu luật học: Luật tục là những phương ngôn, ngạn ngữ diễn đạt bằng lời nói có vần điệu, chứa đựng các quy tắc xử sự, thể hiện, phản ánh quy chuẩn phong tục, tập quán, ý chí, nguyện vọng của cộng đồng bảo