Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chi ngân sách nhà nước cho giảm nghèo: vấn đề và giải pháp
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết nêu lên thực trạng nghèo ở Việt Nam và thực trạng chi ngân sách nhà nước cho giảm nghèo và những vấn đề đặt ra. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIẢM NGHÈO: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP LÊ ANH VŨ* Thực trạng nghèo ở Việt Nam* Năm 2010, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước kém phát triển và gia nhập nhóm các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, mặc dù vậy tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 14,2% theo chuẩn nghèo mới1. Tỷ lệ hộ nghèo giữa các vùng có sự chênh lệch khá lớn: Đông Nam Bộ là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất (2,3%), vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất (29,4%) (Bảng 1). Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo lớn nhất cả nước, chiếm 50,9% tổng số hộ của tỉnh; các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu đều có tỉ lệ nghèo từ 40-50%. Ba tỉnh, thành có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là Thành phố Hồ Chí Minh (0,3%), Bình Dương (0,5%), Đồng Nai (3,7%). Cả nước có 81 huyện thuộc 25 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, trong đó bao gồm 54 huyện nghèo theo Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP của Chính phủ. Bảng 1: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng (%) Vùng 2004 2006 Cả nước 18,1 15,5 Đồng bằng sông Hồng 12,7 10,0 Trung du và miền núi phía 29,4 27,5 Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải 25,3 22,2 miền Trung Tây Nguyên 29,2 24,0 Đông Nam Bộ 4,6 3,1 Đòng bằng song Cửu Long 15,3 13,0 2008 2010 13,4 14,2 8,6 8,3 25,1 29,4 19,2 20,4 21,0 22,2 2,5 2,3 11,4 12,6 Nguồn: Niên giám Thống kê 2010. Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội, 2011 * TS. Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ Bảng 1 cho thấy, sự chênh lệch nghèo giữa các vùng vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng. Năm 2004, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất (29,4%), cao gấp 6,4 lần vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Đông Nam Bộ (4,6%). Đến năm 2010, khoảng cách này đã tăng lên 12,8 lần. Trong giai đoạn 2004 - 2010 trừ vùng Trung du và miền núi phía Bắc tỷ lệ hộ nghèo không giảm, còn các vùng khác tỷ lệ hộ nghèo đều có xu hướng giảm nhưng mức giảm khác nhau, trong đó: Đồng bằng sông Hồng giảm 4,1%, Bắc Trung Bộ và .