Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số giải pháp góp phần hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bằng quan điểm cụ thể này ngay từ lúc còn tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã thể hiện là người nhận thức rất rõ vai trò của nhà nước pháp quyền đối với việc tổ chức và quản lý xã hội. Tư tưởng quản lý xã hội bằng pháp luật được thể hiện trong rất nhiều tác phẩm của Người. | MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ĐÀO ĐÌNH THƯỞNG* Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã sớm ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngay từ năm 1919, trong bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội Nghị VécXây, Hồ Chí Minh đã yêu cầu Chính phủ Pháp và các nước đồng minh: “Phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu, xóa bỏ tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và đàn áp bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam. Thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra đạo luật”1. Bằng quan điểm cụ thể này ngay từ lúc còn tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã thể hiện là người nhận thức rất rõ vai trò của nhà nước pháp quyền đối với việc tổ chức và quản lý xã hội. Tư tưởng quản lý xã hội bằng pháp luật được thể hiện trong rất nhiều tác phẩm của Người.* Tư tưởng quản lý xã hội bằng pháp luật của Hồ Chí Minh được cụ thể hóa sau khi nước ta giành được độc lập. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, một trong sáu nhiệm vụ cấp bách nhất của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Hồ Chí Minh khẳng định là: “chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ2, nhằm “đảm bảo quyền tự do, dân chủ cho các tầng lớp nhân dân”3. Hiến pháp đó không chỉ là cơ sở để xây dựng Nhà nước hợp hiến, hợp pháp mà còn là nền tảng để ban hành các đạo luật nhằm cụ thể hóa các * ThS. Đại học Giao thông vận tải. quyền dân chủ của nhân dân. Hiến pháp là công cụ phản ánh, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, các cơ quan nhà nước phải được tổ chức trên cơ sở pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật. Trên tinh thần đó, Hiến pháp năm 1946 đã ra đời. Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do yêu cầu, nhiệm vụ việc lãnh đạo, quản lý xã hội chủ yếu thuộc về các cơ quan Đảng, phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn này là trực

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.